Đọc – [Fact]
Dạo gần đây, cư dân mạng xôn xao vì trường hợp nữ sinh được điểm tuyệt đối môn Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia. Khi được hỏi về bí quyết làm bài, em trả lời rằng mình đã lấy dẫn chứng về đại gia Gatsby trong tác phẩm cùng tên, nhưng những gì em mô tả hoàn toàn sai lệch so với câu chuyện diễn ra trong sách. Trước sự việc này, có người cho rằng giám khảo chấm không đủ năng lực, có người thì nói rằng học sinh này được 10 là do may mắn, một bộ phận khác thì nghi hoặc về mức độ chính xác của tờ báo đưa tin. Còn cộng đồng yêu sách và fan hâm mộ của Gatsby lại rộ lên một câu hỏi: “Rốt cuộc giới trẻ ngày nay đọc sách như thế nào? Có phải ai cũng như em học sinh này, đọc lướt, đọc qua loa?” Thực hư câu chuyện ra sao, chúng ta chưa rõ, nhưng Love Books Love Life phải khẳng định rằng hiện trạng đọc lướt chắc chắn vẫn đang tồn tại, đặc biệt trong giới trẻ hiện nay.
❓ Bạn hiểu thế nào về khái niệm “đọc lướt”?
Love Books Love Life cho rằng có thể hiểu “đọc lướt” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Về nghĩa đen, “đọc lướt” chính là việc bạn đánh mắt nhanh qua các dòng chữ, bỏ qua hết những từ ngữ bạn cho là thừa, não bộ bạn sẽ chỉ tiếp thu những từ khóa (keyword) để nắm ý chính, chứ không đọc chậm rãi, tuần tự. Việc này giống như bạn đang muốn đọc để biết nội dung chính, thay vì đọc chi tiết tác phẩm.
Về nghĩa bóng, có thể hiểu “đọc lướt” là việc bạn chỉ đọc trên mặt chữ, không chịu khó cảm nhận và tư duy để tiếp thu ý nghĩa và giá trị của cuốn sách. Nó dẫn đến việc bạn chỉ “hiểu lướt”. Bạn đơn thuần là đã đọc xong tác phẩm, chứ bạn chưa đến đạt đến độ hiểu tác phẩm. Đó là lý do bạn cảm giác mình đã đọc rất nhiều, nhưng thật ra chẳng còn gì đọng lại. Tuy nhiên việc hiểu nông hay hiểu sâu phụ thuộc khá nhiều vào kỹ năng đọc và trình độ cảm thụ của bạn, nên ở bài viết này, Love Books Love Life chủ yếu sẽ bàn trên phương diện nghĩa đen của khái niệm “đọc lướt”.
Về nghĩa bóng, có thể hiểu “đọc lướt” là việc bạn chỉ đọc trên mặt chữ, không chịu khó cảm nhận và tư duy để tiếp thu ý nghĩa và giá trị của cuốn sách. Nó dẫn đến việc bạn chỉ “hiểu lướt”. Bạn đơn thuần là đã đọc xong tác phẩm, chứ bạn chưa đến đạt đến độ hiểu tác phẩm. Đó là lý do bạn cảm giác mình đã đọc rất nhiều, nhưng thật ra chẳng còn gì đọng lại. Tuy nhiên việc hiểu nông hay hiểu sâu phụ thuộc khá nhiều vào kỹ năng đọc và trình độ cảm thụ của bạn, nên ở bài viết này, Love Books Love Life chủ yếu sẽ bàn trên phương diện nghĩa đen của khái niệm “đọc lướt”.
❓ Vì sao giới trẻ hay đọc lướt?
Đối tượng mà Love Books Love Life đang hướng tới là những người trẻ tuổi – thường là những người không quản lý được thời gian và sắp xếp công việc tốt, hoặc những người chưa biết đọc sách như thế nào cho đúng. Bạn thắc mắc: “Đọc sách cũng cần đúng ư? Sách của tôi, tôi đọc thế nào chẳng được!” Đúng, cuốn sách là của bạn, nhưng tác phẩm lại là tâm huyết của người sáng tác. Có những tác giả mất vài ngày chỉ để viết rồi sửa một đoạn văn. Nhưng nếu bạn đọc lướt, bạn chỉ cần chưa đến một phút, thậm chí vài ba giây để bắt được ý chính của đoạn đó. Và bạn không ngờ rằng trong vài ba giây đó, bạn đã vừa bỏ lỡ một chi tiết mà tác giả gài gắm một cách ý nhị. Để rồi đến phần sau khi tác giả nhắc lại chi tiết này, bạn lại phải “lội” lại để xem nó ở đâu, tại sao lại như thế. Thật sự việc ấy còn mất thời gian hơn là việc bạn đọc đoạn văn đó một cách đàng hoàng, và nếu không tìm thấy chi tiết mình cần thì bạn còn không thể hiểu rõ tác phẩm.
Những bạn trẻ hay đọc lướt cũng thường là những người thích đọc nhanh chứ không cần đọc kỹ, thường muốn biết kết quả trước khi biết nguyên nhân. Họ đọc vì quan tâm số lượng hơn coi trọng chất lượng, nên sẽ quên đi phần lớn chi tiết sau khi đọc vài ngày đến vài tháng. Một thời gian sau, cuốn sách đó lại như mới. Khi được hỏi “Bạn đọc cuốn đó chưa”, bạn tự tin đáp lại “Rồi”, nhưng khi được đề nghị liệt kê cụ thể những điểm sáng của tác phẩm thì bạn lại ỡm ờ. Đó chính là dấu hiệu của việc bạn đã đọc lướt, đọc cho xong chứ không cảm nhận. Việc đọc lướt thật sự chẳng hay ho gì cho cam cả.
Một lý do ít phổ biến hơn, đó là đọc theo phong trào. Mọi người đọc cuốn đó, bạn cũng phải đọc cuốn đó, thậm chí phải đọc cho xong thật nhanh để thể hiện bản thân học rộng biết nhiều. Tư duy hơn thua khiến bạn đọc sách trong sự vội vàng dù chẳng có ai bấm giờ tính điểm. Việc này dẫn đến hệ quả như trường hợp của bạn nữ sinh đạt điểm 10 Ngữ văn nhưng lấy sai dẫn chứng kia. Thật ra các bạn nên hiểu rằng việc đọc lướt gây thiệt thòi cho chính bản thân bạn thôi, chứ người ở ngoài cuộc họ chỉ đánh giá chứ cũng chẳng bị ảnh hưởng. Vậy tại sao bạn cứ phải đọc cho xong lần xong lượt để làm gì? Bạn hiểu rõ việc đọc lướt không tốt, nhưng bạn vẫn thực hiện chỉ vì sự hơn thua và tâm lý nóng vội. Bạn cho rằng việc đọc lướt sẽ tiết kiệm thời gian. Song bạn đâu ngờ đến hậu quả của việc đọc lướt là bạn sẽ chẳng nhận lại được bất kỳ bài học, ý nghĩa nào. Đó mới chính là mất thời gian cho những việc vô giá trị.
Những bạn trẻ hay đọc lướt cũng thường là những người thích đọc nhanh chứ không cần đọc kỹ, thường muốn biết kết quả trước khi biết nguyên nhân. Họ đọc vì quan tâm số lượng hơn coi trọng chất lượng, nên sẽ quên đi phần lớn chi tiết sau khi đọc vài ngày đến vài tháng. Một thời gian sau, cuốn sách đó lại như mới. Khi được hỏi “Bạn đọc cuốn đó chưa”, bạn tự tin đáp lại “Rồi”, nhưng khi được đề nghị liệt kê cụ thể những điểm sáng của tác phẩm thì bạn lại ỡm ờ. Đó chính là dấu hiệu của việc bạn đã đọc lướt, đọc cho xong chứ không cảm nhận. Việc đọc lướt thật sự chẳng hay ho gì cho cam cả.
Một lý do ít phổ biến hơn, đó là đọc theo phong trào. Mọi người đọc cuốn đó, bạn cũng phải đọc cuốn đó, thậm chí phải đọc cho xong thật nhanh để thể hiện bản thân học rộng biết nhiều. Tư duy hơn thua khiến bạn đọc sách trong sự vội vàng dù chẳng có ai bấm giờ tính điểm. Việc này dẫn đến hệ quả như trường hợp của bạn nữ sinh đạt điểm 10 Ngữ văn nhưng lấy sai dẫn chứng kia. Thật ra các bạn nên hiểu rằng việc đọc lướt gây thiệt thòi cho chính bản thân bạn thôi, chứ người ở ngoài cuộc họ chỉ đánh giá chứ cũng chẳng bị ảnh hưởng. Vậy tại sao bạn cứ phải đọc cho xong lần xong lượt để làm gì? Bạn hiểu rõ việc đọc lướt không tốt, nhưng bạn vẫn thực hiện chỉ vì sự hơn thua và tâm lý nóng vội. Bạn cho rằng việc đọc lướt sẽ tiết kiệm thời gian. Song bạn đâu ngờ đến hậu quả của việc đọc lướt là bạn sẽ chẳng nhận lại được bất kỳ bài học, ý nghĩa nào. Đó mới chính là mất thời gian cho những việc vô giá trị.
❓ Lúc nào mới cần đọc lướt?
Love Books Love Life không cổ súy cho việc bạn lạm dụng cách đọc lướt, vì như chúng mình nói ở trên, nó chẳng hay ho gì. Bạn chỉ nên sử dụng cách đọc này khi bạn bắt đầu cảm thấy tác phẩm đang ở những đoạn gây nhàm chán, dài dòng, lan man. Bạn nên hiểu rằng bạn hoàn toàn có thể đọc lướt vài trang nếu cần thiết, để chuyển sang nội dung mới hấp dẫn hơn, chứ không phải đọc lướt cả cuốn sách.
Việc đọc sách và cảm sách như thế nào là ở bản thân mỗi người. Nhưng Love Books Love Life vẫn khuyên các bạn trẻ đừng nên đọc lướt. “Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa”, việc đọc sách cũng như đi ăn và đi cày. Bạn càng làm kỹ, làm sâu đến đâu, kết quả bạn nhận được càng tốt, càng hay đến đó. Hơn nữa, đọc sách cẩn thận và tuần tự còn là biểu hiện cho việc bạn đang tôn trọng tác giả và đơn vị dịch thuật, biên tập, xuất bản. Love Books Love Life chúc các bạn sớm khám phá ra nhiều giá trị và bài học mới khi đọc sách một cách chỉn chu, đàng hoàng.
? Author: Rosie.
✍ Editor: Nam LB.
⚠ Bản quyền nội dung bài viết thuộc về Love Books Love Life. Yêu cầu không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của tác giả.
⚠ Hãy tôn trọng tác giả bằng cách khi Re-post chú thích ghi nguồn đầy đủ!
“Love Books Love Life – Lắng nghe để sẻ chia”
Việc đọc sách và cảm sách như thế nào là ở bản thân mỗi người. Nhưng Love Books Love Life vẫn khuyên các bạn trẻ đừng nên đọc lướt. “Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa”, việc đọc sách cũng như đi ăn và đi cày. Bạn càng làm kỹ, làm sâu đến đâu, kết quả bạn nhận được càng tốt, càng hay đến đó. Hơn nữa, đọc sách cẩn thận và tuần tự còn là biểu hiện cho việc bạn đang tôn trọng tác giả và đơn vị dịch thuật, biên tập, xuất bản. Love Books Love Life chúc các bạn sớm khám phá ra nhiều giá trị và bài học mới khi đọc sách một cách chỉn chu, đàng hoàng.
? Author: Rosie.
✍ Editor: Nam LB.
⚠ Bản quyền nội dung bài viết thuộc về Love Books Love Life. Yêu cầu không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của tác giả.
⚠ Hãy tôn trọng tác giả bằng cách khi Re-post chú thích ghi nguồn đầy đủ!
“Love Books Love Life – Lắng nghe để sẻ chia”
1 Comment