NÊN LÀM PODCAST DÀI HAY NGẮN?
Câu trả lời chính xác là:
Không có câu trả lời nào cả!
I. VỀ YẾU TỐ KHÁCH QUAN:
Thực tế, podcast dài hay ngắn dựa trên mong muốn và định hướng của người tạo ra nó. 2 yếu tố này lại đến từ sở thích và tư duy cá nhân. Vậy nên, để đưa ra câu trả lời cho việc nên làm podcast dài hay ngắn dựa trên yếu tố chủ quan là rất khó vì không đủ dữ kiện, số liệu xác đáng.
II. VỀ YẾU TỐ CHỦ QUAN:
Có 2 định dạng podcast phổ biến hiện nay: (1) Solo Podcast và (2) Interview Podcast.
Đa số thống kê đã chỉ ra rằng, podcast ngắn (10-20p) thích hợp cho định dạng Solo. Ngược lại, podcast dài phù hợp hơn cho định dạng Interview, tức bao gồm các kiến thức, nội dung có chiều sâu, đào sâu vào 1 hoặc nhiều vấn đề cụ thể.
Điều này phù hợp khi xét trên bối cảnh thính giả lắng nghe podcast. Nên nhớ, con số 20-40 phút cho một tập podcast hoàn toàn mang ý nghĩa tượng trưng cho xu hướng nghe của thính giả. Nó không thực sự đủ phù hợp để làm mẫu số chung cho thời lượng trung bình tập của tất cả các podcaster.
⚠️ QUAN TRỌNG: Con số thống kê ấy được lấy từ những quốc gia phát triển mạnh về nền tảng này, ví dụ như Mỹ. Ở Mỹ, cuộc sống diễn ra nhanh, tất bật và người Mỹ không chỉ có podcast là phương tiện giải trí hay truyền tải kiến thức.
⚠️ TUY NHIÊN: Nếu tìm hiểu kỹ (bằng cách search Google), chúng ta dễ dàng tìm thấy các podcast được khuyến nghị nên nghe hàng đầu đến từ Mỹ hay các quốc gia phát triển khác có độ dài trung bình 30 phút (trở lên).
⚠️ KẾT LUẬN: Tại Việt Nam, chúng ta chưa có bất kỳ đơn vị nào xây dựng số liệu thống kê cho việc podcast dài hay ngắn dựa trên thế loại, tệp thính giả hay bất kỳ yếu tố nào khác.
Tất cả những sự phát triển, dịch chuyển của thị trường podcast tại Việt Nam đơn thuần dựa trên sự quan sát của mỗi cá nhân. Tất nhiên, sự quan sát này không mang tính phiến diện, nó được dựa trên cơ sở, tình hình thực tế với 1 số case study nổi bật dưới đây.
1. Vietcetera – Đơn vị sản xuất podcast gần như tốt nhất hiện nay với concept phỏng vấn. Điển hình là show Have A Sip có độ dài trung bình lên đến 60 phút. Đây được coi là con số tương đối lý tưởng cho 1 tập podcast. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì những tập podcast được phản hồi tích cực nhất của Vietcetera sẽ có thời lượng nhỉnh hơn (cụ thể là từ 65-75 phút/tập).
Vì sao mình chỉ nhắc đến Have A Sip mà không nhắc đến những show khác?
Thứ nhất, Have A Sip là show duy nhất không đặt nặng vấn đề về kiến thức chuyên môn. Thay vào đó, vibe, chủ đề, nội dung kênh phần lớn mang yếu tố trải nghiệm, kỹ năng mềm,… Chỉ riêng nội dung mang tính xã hội như vậy cũng đã đủ cho buổi đàm đạo dài cả 1 buổi (trung bình 4-6 tiếng).
Thứ hai, các show khác nhà Vietcetera phần lớn nặng tính kiến thức chuyên môn. Thời lượng các show này trung bình 45 phút và toàn bộ nội dung đặc sệt kiến thức chuyên ngành. Đối với những dạng nội dung như vậy, 45 phút (vừa đúng thời gian 1 tiết học) là đủ cho sự tiếp thu.
2. Vietsuccess – Đơn vị sản xuất podcast mình đánh giá cũng tương đối bài bản hiện nay tại Việt Nam. Tương tự Vietcetera, Vietsucess cũng có nhiều show riêng biệt để đa dạng nội dung tới thính giả. Thời lượng trung bình cho các show của Vietsuccess trung bình 30-45 phút dành cho podcast chuyên môn, học thuật, 60-75 phút dành cho podcast dạng chia sẻ kiến thức liên quan đến xã hội (nhưng vẫn đậm tính học thuật).
3. Ba Chấm – Kênh podcast là sự pha trộn giữa Solo và Interview podcast, giữa podcast ngắn và dài. Giống 2 kênh trước đó, Ba Chấm lựa chọn phỏng vấn khách mời lấy chủ đề, nội dung là kiến thức xã hội, trải nghiệm,… Bên cạnh đó, chủ đề chính của kênh còn được định hình hướng tới đối tượng là người Viết, người Đọc, người đang hoạt động trong lĩnh vực Marketing. Bằng cách đó, Ba Chấm tạo ra sự dung hợp cần thiết để đa dạng trong khâu nội dung, từ đó đem lại trải nghiệm mới mẻ cho thính giả.
——————-
Bạn nhận thấy điều gì trong 3 case study trên? Dành cho những bạn nào đã theo dõi cả 3 show, nếu không dựa trên các số liệu thống kê tổng thể về podcast tại Việt Nam, chúng ta dễ dàng nhận thấy thính giả hoàn toàn cởi mở ngay cả với podcast dài. Ngoại trừ các podcast ngắn thuộc Solo Podcast thì hiện nay tại Việt Nam không có nhiều podcast dạng dài thuộc Interview Podcast được đầu tư kỹ lưỡng như vậy.
Thứ hai, chất lượng nội dung và chất lượng tổng thể (hậu kỳ, hình ảnh, video,…) là 2 yếu tố thu hút thính giả đến với kênh podcast ấy. Tất nhiên, yếu tố này đã bị “pha loãng” bởi ảnh hưởng của bên thứ 3 (tức khách mời), nhưng không thể vì đó mà phủ nhận sự chuyên nghiệp đến từ các show này (hay bất kỳ show nào khác tương tự mà mình chưa tiện đề cập).
——————-
Tại Việt Nam, sự dịch chuyển đến từ việc ngày càng có nhiều kênh podcast khai thác chủ đề liên quan đến kiến thức ra đời. Nếu cách đây 3 năm, sự nở rộ của những podcast mang chủ đề chia sẻ lên ngồi thì sau 1 thời gian, mọi thứ đã đảo chiều nhanh chóng.
Nếu bạn có ý định làm podcast dạng Solo, với chủ đề chia sẻ tâm sự, podcast dạng ngắn sẽ là lựa chọn phù hợp.
Nếu bạn có ý định làm podcast dạng Interview, khai thác chủ chuyên sâu, chắc chắn bạn sẽ cần kéo dài nội dung, như podcast dạng dài sẽ là lựa chọn hợp lý.
Tóm lại, dù bạn làm Solo hay Interview podcast mà chủ đề, nội dung được định hướng chuyên sâu, học thuật thì nên triển khai chi tiết để tập podcast được đầy đủ, chỉn chu và hoàn thiện nhất có thể. Bởi nhiều khi, cô đọng, súc tích có thể giúp thính giả ghi nhớ tốt hơn, nhưng kiến thức lại quá nông, không đủ sâu dẫn đến sự hạn chế trong việc lưu trữ, sử dụng, áp dụng thông tin.
Sau cùng: “Nội dung không được tạo cho vừa với độ dài. Độ dài phải được thực hiện để phù hợp với nội dung.”
Nguồn tư liệu tham khảo:
– theshanman
– riversidefm
// Nam LB – Host Ba Chấm podcast //
———————–
FOLLOW US:
First Channel: https://linktr.ee/bacham
Second Channel: https://bit.ly/anchorrlampodcastcungbacham
Bản quyền nội dung bài viết thuộc về Love Books Love Life. Yêu cầu không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của tác giả.
Hãy tôn trọng tác giả bằng cách khi Re-post chú thích ghi nguồn đầy đủ!”
“Love Books Love Life – Lắng nghe để sẻ chia”
113 Comments