Contact Information

Hanoi

We Are Available 24/ 7. Call Now

[Chuyện nghề người viết]

Câu chuyện áp dụng lý thuyết vào thực hành như thế nào để đạt hiệu quả có lẽ không còn xa lạ với nhiều người. Đối với người mới viết, việc đọc các tài liệu hướng dẫn để ứng dụng vào công việc thực tế là điều không đơn giản, nếu không muốn nói cực kỳ khó khăn.

1. Lý thuyết là tổng quan, trong khi thực hành cần chi tiết

Viết lách là công việc đòi hỏi sự chi tiết và tỉ mỉ cao. Từ việc tìm kiếm tài liệu, lập dàn ý, triển khai nội dung cho đến công đoạn hậu cần, mọi thứ đều cần trau chuốt và kết nối cẩn thận. Đáng tiếc, lý thuyết là tổng quan, chính vì thế nên tất cả những yếu tố đó đều không thể đáp ứng trọn vẹn.
 
Về bản chất, lý thuyết bao gồm các khái niệm chung, nội dung được gọt giũa, chắt lọc đến mức tối đa để đảm bảo tất cả các ý trong đó khó có thể “bẻ gãy”. Chính vì vậy, lý thuyết dành cho tất cả mọi đối tượng, bất kỳ ai cũng đều có thể ĐỌC nó mà hầu như không gặp bất kỳ trở ngại nào về mặt HIỂU.
 
Vì những kiến thức được đề cập trong lý thuyết đều rất chung chung, nên không dễ để mỗi người rút ra bài học và thực hành. Nhất là trong viết lách, một nghề yêu cầu chi tiết trong từng con chữ, việc đọc lý thuyết và sau đó áp dụng để đạt hiệu quả tốt ngay là điều gần như không thể xảy ra.

2. Lý thuyết thể hiện kết quả tích cực của trải nghiệm

Lý thuyết được đúc kết từ quá trình thử nghiệm… THÀNH CÔNG. Nói cách khác, nó đơn thuần thể hiện mặt kết quả tích cực của trải nghiệm. Hoặc, nếu có kết quả tiêu cực, thì lý thuyết sẽ chỉ ra NGAY những lỗi sai và cách khắc phục giúp bạn.
 
Đây chính là một trong những điểm mấu chốt: Nếu chỉ đọc lý thuyết và áp dụng máy móc khi thực hành, người mới viết sẽ:
  • Hạn chế khả năng sáng tạo, hình thành lối tư duy rập khuôn, máy móc.
  • Bị động khi giải quyết kết quả tiêu cực. Ví dụ phản hồi bài viết từ sếp, độc giả, đánh giá xếp hạng Google không tốt,…
Nhưng! Trước khi đối diện với các kết quả trên, người mới viết sẽ BẾ TẮC trong công việc. Từ đây sinh ra điểm mấu chốt thứ hai:
  • Họ nhanh chóng nản chí, chấp nhận bỏ cuộc vì những suy nghĩ tiêu cực trong quá trình cố gắng TIẾP CẬN SAI CÁCH với nghề.
  • Hình thành góc nhìn lệch lạc về nghề.
Nói vậy không có nghĩa mình cho rằng lý thuyết là mớ nội dung sáo rỗng và phi thực tế. Điều mình muốn các bạn hiểu, đó là nếu chỉ dựa vào lý thuyết mà mong muốn trở thành cây viết tốt, kết quả sẽ gần như bất khả.

3. Lý thuyết không thể thay thế trải nghiệm

Để có thể viết được và viết tốt, cách duy nhất đó là RÈN LUYỆN. Bằng cách trải nghiệm thật nhiều bằng cách viết và học hỏi trong cuộc sống, kỹ năng của những người mới sẽ dần được đào sâu. Thêm vào đó, một bài viết với kỹ năng nhuần nhuyễn thôi chưa đủ, chúng phải cần có sức nặng trong câu chữ – thứ mang lại giá trị đích thực cho người đọc.

Kết

Không thể áp dụng lý thuyết vào viết lách, đó cũng là lý do giải thích cho việc người mới viết luôn cần mentor. Không chỉ newbie, bất kỳ ai cũng cần điều đó, vì mentor là người giúp chúng ta có được (một phần) sự trải nghiệm chân thực. Và với viết lách, đó là yếu tố cực kỳ CẦN THIẾT.
 
Cũng nên nhớ: “Bản chất mỗi công việc hay kỹ năng đều hướng đến kết quả duy nhất: Sự thực tế. Người viết lách dù thực hiện công việc trong bất kỳ lĩnh vực, yêu cầu hay hoàn cảnh nào, thì kết quả cuối cùng được quan tâm vẫn là đáp án cho câu hỏi: “Có bán được hàng không?”
 
Vậy nên, hãy thực hành nhiều hơn, đừng ôm mớ lý thuyết và ảo mộng hão huyền nữa nhé!
 
Cheer!
 
Writer: Nam LB.
 
Bản quyền nội dung bài viết thuộc về Love Books Love Life. Yêu cầu không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của tác giả.
Hãy tôn trọng tác giả bằng cách khi Re-post chú thích ghi nguồn đầy đủ!

“Love Books Love Life – Lắng nghe để sẻ chia”
Share:

Nguyễn Nam

administrator

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *