Đọc – [Fact]
Trinh thám tâm lý là một thể loại thuộc dòng văn học trinh thám hiện đại, đang ngày càng được chú ý với những tác phẩm làm mưa làm gió trên thị trường. Thể loại này cũng có những cái tên từ Âu sang Á bảo chứng doanh thu cho các nhà xuất bản như Thomas Harris, Paula Hawkins, Higashino Keigo, Minato Kanae,… và Love Books Love Life tin chắc rằng đây đều là những tiểu thuyết gia mà bạn đã từng nghe tên một lần dù chưa đọc qua tác phẩm của họ. Những tác phẩm trinh thám tâm lý trở nên nổi tiếng như hiện nay không đơn giản vì đó là sản phẩm của truyền thông, mà hơn hết chúng đem lại rất nhiều tranh cãi xung quanh những ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực về mặt tâm lý đối với độc giả, bởi chính cái tên “trinh thám tâm lý” đã toát lên vị trí quan trọng của yếu tố tâm lý trong truyện.
Nếu như từng đọc một cuốn trinh thám tâm lý “nặng đô”, hẳn bạn đã từng trải qua những cảm xúc bứt rứt, căng thẳng, thậm chí sửng sốt, ngột ngạt và đỉnh điểm là ám ảnh. Điều này khiến bạn dễ rơi vào trạng thái bookklempt (chưa sẵn sàng đọc cuốn sách tiếp theo vì không thể thoát ra khỏi cuốn sách trước). Bài viết này Love Books Love Life dành riêng cho những bạn muốn hiểu kỹ hơn về tác động của trinh thám tâm lý lên người đọc, đồng thời đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Rốt cuộc, trinh thám tâm lý là món ăn ngon, hay liều thuốc độc?
? Tiểu thuyết trinh thám, hay detective novel là một dòng văn vô cùng thú vị, luôn chiếm vị trí quan trọng trong mảng fiction và có lượng fan ngày một đồ sộ theo năm tháng. Lịch sử của dòng văn này đi từ thể loại trinh thám cổ điển với những nhân vật thám tử lừng danh mà đến giờ vẫn có hàng triệu độc giả yêu mến như Sherlock Holmes, Dalgliesh, C.Auguste Dupin,… Tuy nhiên với sự xoay vần không ngừng của xã hội kéo theo hơi thở thời đại mới, phong cách sáng tác của các nhà văn và gu đọc sách của độc giả ngày một thay đổi. Nhờ vậy, tiểu thuyết trinh thám hiện đại đã và đang dần vượt ra khuôn khổ của câu chuyện về một thanh tra, thám tử hay cảnh sát viên đi tìm câu trả lời cho những vụ án bí ẩn, mà thay vào đó phát triển thành những thể loại trinh thám riêng biệt với đặc trưng cụ thể: Trinh thám tâm lý, trinh thám kinh dị, trinh thám hành động, trinh thám pháp lý – hình sự.
? Vậy trinh thám tâm lý khác những thể loại còn lại ở điểm gì? Love Books Love Life nhận thấy điểm chung của những sách thuộc thể loại trinh thám tâm lý là đều viết về những tên tội phạm có vấn đề tâm thần hoặc mắc bệnh tâm lý, hoặc có nội tâm và nỗi đau quá khứ phức tạp, hay đơn giản hơn là đi sâu vào miêu tả những diễn biến tâm lý phức tạp của các nhân vật. Hung thủ giết người trong thể loại này rất đa dạng nhưng đều có vẻ ngoài là vỏ bọc hoàn hảo để che chắn cho những vết cắt trong sâu thẳm tâm hồn, kéo theo đó là những tội ác không ai có thể ngờ tới.
Ta có thể thấy rõ những đặc trưng của thể loại trinh thám tâm lý trong series về bác sĩ ăn thịt người Hannibal Lecter của Thomas Harris. Những tội ác của Hannibal luôn được che giấu hoàn hảo qua vẻ ngoài lịch sự và tài năng được mọi người trọng vọng. Nhưng ẩn sâu bên trong là những nỗi đau khắc khoải và ám ảnh trong quá khứ, biến Hannibal thiên tài trở thành một kẻ máu lạnh tàn ác. “Cô gái mất tích” của Gillian Flynn hay “Cô gái trên tàu” của Paula Hawkins – hai câu chuyện ám ảnh về tâm lý những người phụ nữ sau hôn nhân, cũng là những tác phẩm phù hợp cho độc giả mới tiếp cận thể loại này. Song gia tài trinh thám tâm lý không thể trở nên đồ sộ nếu thiếu đi những tác phẩm của các tác giả châu Á như loạt truyện của Higashino Keigo, Minato Kanae, Otsuichi,… Riêng Higashino Keigo có lẽ là cái tên được các đơn vị xuất bản ưu ái và “săn đón” nhất trong ba năm trở lại đây nhờ vào lối viết tỉnh táo, nhạy bén và dung dị, đào sâu vào những góc khuất tối tăm nhất trong tâm khảm nhân vật và cách xử lý câu chuyện vô cùng thông minh, sắc sảo, mà nổi bật là “Phía sau nghi can X” và “Bạch dạ hành”. Chẳng thế mà tại Việt Nam, Keigo luôn được độc giả chào đón khiến các nhà xuất bản sách thường xuyên cho ra mắt nhiều đầu sách của tác giả này. Gầy đây nhất có đến hai tác phẩm của ông được lên kệ của hai nhà xuất bản khác nhau đó là “Vụ án mạng ở lữ quán Kairotei” và “Biến thân”.
? Những vụ án, những bí ẩn trong các tác phẩm trinh thám tâm lý thường không mang yếu tố quá kinh dị, bạo lực, hoặc thiên về tính chất pháp lý căng thẳng mà thay vào đó, cảm xúc ngự trị và trở thành yếu tố nắm vai trò chủ chốt trong mạch truyện. Love Books Love Life cho rằng cách xử lý vụ án có trơn mượt không, hành động và suy nghĩ của nhân vật có hợp lý không phụ thuộc rất nhiều vào việc tác giả có đẩy cảm xúc lên đến cao trào hay không. Chính vì vậy mà các tác phẩm thuộc thể loại này thường tạo ra những “cú đánh” rất mạnh vào tâm lý người đọc. Người đọc có thể buồn, có thể vui, có thể cười, có thể khóc cùng nhân vật, không quan trọng đó là nhân vật phản diện hay chính diện, để từ đó hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn; nhưng cũng thể bị bóp nghẹt và không thể thoát ra được khỏi những cảm xúc tệ hại và suy nghĩ lệch lạc của nhân vật. Điều này kéo theo hai hệ quả tích cực và tiêu cực đối với độc giả sau khi đọc: Đối với người tâm lý vững hoặc có nhiều trải nghiệm trong cảm xúc, họ sẽ dành thời gian để thấu hiểu nhân vật và khao khát hướng nhân vật đến một cuộc sống tốt đẹp hơn; còn đối với người dễ xúc động, dễ bị ám ảnh, họ lại dành thời gian đó cho việc lún sâu hoặc nhập tâm vào chính nhân vật trong sách. Đã có người từng mất ngủ cả đêm, thậm chí “mất hồn” mấy ngày sau khi đọc một cuốn trinh thám tâm lý sad-ending vì họ cảm thấy nặng nề vô cùng.
Lấy ví dụ như “Bạch dạ hành” của Higashino Keigo – mở đầu bằng nỗi đau, kéo dài trong nỗi đau và đọng lại ở trang cuối chỉ toàn là những đau thương không dứt. Tác phẩm đặt cho người đọc cũng như Love Books Love Life một câu hỏi: “Liệu chúng ta có nên nhân đạo với những tội ác không thể dung tha hay không?” vì biết đâu những tội ác ấy nảy nở từ chính những đau thương đẫm máu và nước mắt trong quá khứ, trong tuổi thơ. Nhưng rồi, chúng ta lại phải ngẫm lại. Sai vẫn là sai, ác vẫn là ác. Ta không thể bẻ tội ác trở thành điều đúng đắn khi việc đó chỉ khiến ta sai thêm. Nếu như tuổi thơ của hắn có những vết rạn, có những niềm đau, tại sao “Kẻ bị tổn thương lại muốn làm tổn thương người khác?” Sự giằng xé dữ dội trong lý trí và con tim của người đọc khi đọc “Bạch dạ hành” là lí do khiến cho tác phẩm trinh thám tâm lý này vẫn nằm trong top best seller đến tận bây giờ. Nhưng cuối cùng thì sự giằng xé ấy có đáng không, nó là món ăn tinh thần ngon lành, hay là một liều thuốc độc trong cảm xúc đối với độc giả?
? Thực ra, Love Books Love Life nghĩ rằng bất kỳ tác phẩm văn học nào dù có bàn về cái gì đi chăng nữa cũng sẽ đều quy về hai giá trị cốt lõi của cuộc sống – giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Những tiểu thuyết trinh thám tâm lý cũng vậy. Mặc dù tạo ra những đòn đánh tâm lý gây ám ảnh tới người đọc nhưng suy cho cùng mục đích của việc tạo ra những mâu thuẫn ấy chỉ là để người đọc hiểu rõ bản chất của cốt truyện, của vụ án, của nhân vật mà thôi. Sứ mệnh của nhà văn luôn là “nhà thư ký trung thành của thời đại”, có nhiệm vụ phản ánh rõ hiện thực và con người của thời đại ấy thông qua các sự kiện trong truyện, và những nhà văn trinh thám tâm lý thực hiện sứ mệnh này bằng cách khơi sâu vào góc khuất tâm lý mà những tác phẩm trinh thám thể loại khác không bao giờ đả động đến. Độc giả hãy coi đó là cơ hội để nhìn nhận đa diện hơn về tâm lý con người, từ đó đánh giá khách quan, đa chiều hơn với những sự việc diễn ra trong đời sống hàng ngày, chứ đừng coi đó là những ảnh hưởng tiêu cực. Hãy làm chủ câu chuyện, đừng để câu chuyện “bẻ gãy” bạn. Dẫu sao đó cũng chỉ là những cuốn sách, dẫu sao đó cũng chỉ là những con chữ trên mặt giấy. Việc nó trở thành món ăn ngon hay liều thuốc độc nằm ở bản thân bạn. Những vụ án tiêu cực, hiện thực tiêu cực, cảm xúc tiêu cực trong truyện, hãy để nó ở đó thôi, bạn chỉ cần tiếp nhận hàm ý của tác giả để định hướng suy nghĩ của bản thân vào giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm. Đọc sách – Cảm sách – Hiểu sách, đó là cả một quá trình mà người đọc sách cần phải tích cực trau dồi để có thể đón nhận các tác phẩm văn học một cách trọn vẹn và đúng chủ ý của người viết nhất.
Tác phẩm là đứa con tinh thần của tác giả, nhưng cũng là người bạn tinh thần của người đọc. Các tác phẩm trinh thám tâm lý tuy nặng nề về mặt cảm xúc, nhưng đó là đặc trưng của thể loại này, chúng ta không thể đòi hỏi nhà văn cắt giảm nó. Điều quan trọng là ở cách tiếp nhận và cảm thụ của người đọc. Love Books Love Life tin rằng, chỉ cần các bạn đọc nhiều và hiểu nhiều, dần dần những câu chuyện trinh thám tâm lý sẽ đều trở thành những món ăn tinh thần bổ dưỡng cho tâm lý của chính bản thân bạn.
Trên đây là một số chia sẻ của Love Books Love Life về những tác động của thể loại trinh thám tâm lý đối với độc giả. Nếu như các bạn muốn Love Books Love Life bàn sâu hơn về các thể loại trinh thám còn lại (kinh dị, hành động, pháp lý – hình sự) thì hãy comment xuống bên dưới cho chúng mình biết và đừng quên ấn see-first để đón đọc những bài viết mới nhất của chúng mình!
? Writers: Rosie.
✍ Editor: Nam LB.
⚠ Bản quyền nội dung bài viết thuộc về Love Books Love Life. Yêu cầu không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của tác giả.
⚠ Hãy tôn trọng tác giả bằng cách khi Re-post chú thích ghi nguồn đầy đủ!
“Love Books Love Life – Lắng nghe để sẻ chia”
? Tiểu thuyết trinh thám, hay detective novel là một dòng văn vô cùng thú vị, luôn chiếm vị trí quan trọng trong mảng fiction và có lượng fan ngày một đồ sộ theo năm tháng. Lịch sử của dòng văn này đi từ thể loại trinh thám cổ điển với những nhân vật thám tử lừng danh mà đến giờ vẫn có hàng triệu độc giả yêu mến như Sherlock Holmes, Dalgliesh, C.Auguste Dupin,… Tuy nhiên với sự xoay vần không ngừng của xã hội kéo theo hơi thở thời đại mới, phong cách sáng tác của các nhà văn và gu đọc sách của độc giả ngày một thay đổi. Nhờ vậy, tiểu thuyết trinh thám hiện đại đã và đang dần vượt ra khuôn khổ của câu chuyện về một thanh tra, thám tử hay cảnh sát viên đi tìm câu trả lời cho những vụ án bí ẩn, mà thay vào đó phát triển thành những thể loại trinh thám riêng biệt với đặc trưng cụ thể: Trinh thám tâm lý, trinh thám kinh dị, trinh thám hành động, trinh thám pháp lý – hình sự.
? Vậy trinh thám tâm lý khác những thể loại còn lại ở điểm gì? Love Books Love Life nhận thấy điểm chung của những sách thuộc thể loại trinh thám tâm lý là đều viết về những tên tội phạm có vấn đề tâm thần hoặc mắc bệnh tâm lý, hoặc có nội tâm và nỗi đau quá khứ phức tạp, hay đơn giản hơn là đi sâu vào miêu tả những diễn biến tâm lý phức tạp của các nhân vật. Hung thủ giết người trong thể loại này rất đa dạng nhưng đều có vẻ ngoài là vỏ bọc hoàn hảo để che chắn cho những vết cắt trong sâu thẳm tâm hồn, kéo theo đó là những tội ác không ai có thể ngờ tới.
Ta có thể thấy rõ những đặc trưng của thể loại trinh thám tâm lý trong series về bác sĩ ăn thịt người Hannibal Lecter của Thomas Harris. Những tội ác của Hannibal luôn được che giấu hoàn hảo qua vẻ ngoài lịch sự và tài năng được mọi người trọng vọng. Nhưng ẩn sâu bên trong là những nỗi đau khắc khoải và ám ảnh trong quá khứ, biến Hannibal thiên tài trở thành một kẻ máu lạnh tàn ác. “Cô gái mất tích” của Gillian Flynn hay “Cô gái trên tàu” của Paula Hawkins – hai câu chuyện ám ảnh về tâm lý những người phụ nữ sau hôn nhân, cũng là những tác phẩm phù hợp cho độc giả mới tiếp cận thể loại này. Song gia tài trinh thám tâm lý không thể trở nên đồ sộ nếu thiếu đi những tác phẩm của các tác giả châu Á như loạt truyện của Higashino Keigo, Minato Kanae, Otsuichi,… Riêng Higashino Keigo có lẽ là cái tên được các đơn vị xuất bản ưu ái và “săn đón” nhất trong ba năm trở lại đây nhờ vào lối viết tỉnh táo, nhạy bén và dung dị, đào sâu vào những góc khuất tối tăm nhất trong tâm khảm nhân vật và cách xử lý câu chuyện vô cùng thông minh, sắc sảo, mà nổi bật là “Phía sau nghi can X” và “Bạch dạ hành”. Chẳng thế mà tại Việt Nam, Keigo luôn được độc giả chào đón khiến các nhà xuất bản sách thường xuyên cho ra mắt nhiều đầu sách của tác giả này. Gầy đây nhất có đến hai tác phẩm của ông được lên kệ của hai nhà xuất bản khác nhau đó là “Vụ án mạng ở lữ quán Kairotei” và “Biến thân”.
? Những vụ án, những bí ẩn trong các tác phẩm trinh thám tâm lý thường không mang yếu tố quá kinh dị, bạo lực, hoặc thiên về tính chất pháp lý căng thẳng mà thay vào đó, cảm xúc ngự trị và trở thành yếu tố nắm vai trò chủ chốt trong mạch truyện. Love Books Love Life cho rằng cách xử lý vụ án có trơn mượt không, hành động và suy nghĩ của nhân vật có hợp lý không phụ thuộc rất nhiều vào việc tác giả có đẩy cảm xúc lên đến cao trào hay không. Chính vì vậy mà các tác phẩm thuộc thể loại này thường tạo ra những “cú đánh” rất mạnh vào tâm lý người đọc. Người đọc có thể buồn, có thể vui, có thể cười, có thể khóc cùng nhân vật, không quan trọng đó là nhân vật phản diện hay chính diện, để từ đó hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn; nhưng cũng thể bị bóp nghẹt và không thể thoát ra được khỏi những cảm xúc tệ hại và suy nghĩ lệch lạc của nhân vật. Điều này kéo theo hai hệ quả tích cực và tiêu cực đối với độc giả sau khi đọc: Đối với người tâm lý vững hoặc có nhiều trải nghiệm trong cảm xúc, họ sẽ dành thời gian để thấu hiểu nhân vật và khao khát hướng nhân vật đến một cuộc sống tốt đẹp hơn; còn đối với người dễ xúc động, dễ bị ám ảnh, họ lại dành thời gian đó cho việc lún sâu hoặc nhập tâm vào chính nhân vật trong sách. Đã có người từng mất ngủ cả đêm, thậm chí “mất hồn” mấy ngày sau khi đọc một cuốn trinh thám tâm lý sad-ending vì họ cảm thấy nặng nề vô cùng.
Lấy ví dụ như “Bạch dạ hành” của Higashino Keigo – mở đầu bằng nỗi đau, kéo dài trong nỗi đau và đọng lại ở trang cuối chỉ toàn là những đau thương không dứt. Tác phẩm đặt cho người đọc cũng như Love Books Love Life một câu hỏi: “Liệu chúng ta có nên nhân đạo với những tội ác không thể dung tha hay không?” vì biết đâu những tội ác ấy nảy nở từ chính những đau thương đẫm máu và nước mắt trong quá khứ, trong tuổi thơ. Nhưng rồi, chúng ta lại phải ngẫm lại. Sai vẫn là sai, ác vẫn là ác. Ta không thể bẻ tội ác trở thành điều đúng đắn khi việc đó chỉ khiến ta sai thêm. Nếu như tuổi thơ của hắn có những vết rạn, có những niềm đau, tại sao “Kẻ bị tổn thương lại muốn làm tổn thương người khác?” Sự giằng xé dữ dội trong lý trí và con tim của người đọc khi đọc “Bạch dạ hành” là lí do khiến cho tác phẩm trinh thám tâm lý này vẫn nằm trong top best seller đến tận bây giờ. Nhưng cuối cùng thì sự giằng xé ấy có đáng không, nó là món ăn tinh thần ngon lành, hay là một liều thuốc độc trong cảm xúc đối với độc giả?
? Thực ra, Love Books Love Life nghĩ rằng bất kỳ tác phẩm văn học nào dù có bàn về cái gì đi chăng nữa cũng sẽ đều quy về hai giá trị cốt lõi của cuộc sống – giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Những tiểu thuyết trinh thám tâm lý cũng vậy. Mặc dù tạo ra những đòn đánh tâm lý gây ám ảnh tới người đọc nhưng suy cho cùng mục đích của việc tạo ra những mâu thuẫn ấy chỉ là để người đọc hiểu rõ bản chất của cốt truyện, của vụ án, của nhân vật mà thôi. Sứ mệnh của nhà văn luôn là “nhà thư ký trung thành của thời đại”, có nhiệm vụ phản ánh rõ hiện thực và con người của thời đại ấy thông qua các sự kiện trong truyện, và những nhà văn trinh thám tâm lý thực hiện sứ mệnh này bằng cách khơi sâu vào góc khuất tâm lý mà những tác phẩm trinh thám thể loại khác không bao giờ đả động đến. Độc giả hãy coi đó là cơ hội để nhìn nhận đa diện hơn về tâm lý con người, từ đó đánh giá khách quan, đa chiều hơn với những sự việc diễn ra trong đời sống hàng ngày, chứ đừng coi đó là những ảnh hưởng tiêu cực. Hãy làm chủ câu chuyện, đừng để câu chuyện “bẻ gãy” bạn. Dẫu sao đó cũng chỉ là những cuốn sách, dẫu sao đó cũng chỉ là những con chữ trên mặt giấy. Việc nó trở thành món ăn ngon hay liều thuốc độc nằm ở bản thân bạn. Những vụ án tiêu cực, hiện thực tiêu cực, cảm xúc tiêu cực trong truyện, hãy để nó ở đó thôi, bạn chỉ cần tiếp nhận hàm ý của tác giả để định hướng suy nghĩ của bản thân vào giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm. Đọc sách – Cảm sách – Hiểu sách, đó là cả một quá trình mà người đọc sách cần phải tích cực trau dồi để có thể đón nhận các tác phẩm văn học một cách trọn vẹn và đúng chủ ý của người viết nhất.
Tác phẩm là đứa con tinh thần của tác giả, nhưng cũng là người bạn tinh thần của người đọc. Các tác phẩm trinh thám tâm lý tuy nặng nề về mặt cảm xúc, nhưng đó là đặc trưng của thể loại này, chúng ta không thể đòi hỏi nhà văn cắt giảm nó. Điều quan trọng là ở cách tiếp nhận và cảm thụ của người đọc. Love Books Love Life tin rằng, chỉ cần các bạn đọc nhiều và hiểu nhiều, dần dần những câu chuyện trinh thám tâm lý sẽ đều trở thành những món ăn tinh thần bổ dưỡng cho tâm lý của chính bản thân bạn.
Trên đây là một số chia sẻ của Love Books Love Life về những tác động của thể loại trinh thám tâm lý đối với độc giả. Nếu như các bạn muốn Love Books Love Life bàn sâu hơn về các thể loại trinh thám còn lại (kinh dị, hành động, pháp lý – hình sự) thì hãy comment xuống bên dưới cho chúng mình biết và đừng quên ấn see-first để đón đọc những bài viết mới nhất của chúng mình!
? Writers: Rosie.
✍ Editor: Nam LB.
⚠ Bản quyền nội dung bài viết thuộc về Love Books Love Life. Yêu cầu không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của tác giả.
⚠ Hãy tôn trọng tác giả bằng cách khi Re-post chú thích ghi nguồn đầy đủ!
“Love Books Love Life – Lắng nghe để sẻ chia”
1 Comment