Contact Information

Hanoi

We Are Available 24/ 7. Call Now

Viết – [Experience]

Nếu ví tổng thể bài viết là một “siêu du thuyền”, thì outline chính là “bản thiết kế”. Bởi, 50% chất lượng bài viết phụ thuộc vào outline. Hay nói cách khác, một outline vững chắc có thể “cứu sinh” cả tác phẩm tệ hại.

I. Outline là gì?

Thời điểm mới bắt đầu biết viết, mình đã ngây ngô nghĩ rằng Outline thật thừa thãi, có hay không cũng không quan trọng. Thế nhưng, khi những yêu cầu khắt khe đòi hỏi chất lượng bài viết phải tăng cao và cao hơn nữa, mình mới hốt hoảng nhận ra suy nghĩ trước kia thật sự sai lầm.
 
Theo định nghĩa cơ bản, Outline là dàn ý dành cho một nội dung bất kỳ. Đó có thể là bài viết, phim ảnh, kịch, các tiết mục nghệ thuật,… Chúng ta bắt gặp outline trong nhiều ngành nghề khác nhau nhưng hầu hết không nhận ra chúng có tồn tại. Bởi, outline là bước rất nhỏ nằm trong tổng thể quy trình lớn khi thực hiện một công việc hay project nào đó.
 
Outline có chức năng vô cùng quan trọng. Đối với người làm content, chúng giúp định hình bài viết như một sơ đồ mô phỏng. Ví dụ muốn đi từ điểm A đến điểm B, bạn sử dụng Google Map để định hình. Khi đó, bạn cần biết cụ thể tên những tuyến phố có trên hành trình ấy, những dấu hiệu cảnh báo giao thông,… để có thể di chuyển đúng và thuận lợi. Tương tự, outline giúp bạn follow chặt chẽ quá trình viết bài nhằm tránh lan man các giữa các ý, đoạn văn. Đồng thời, giúp bạn vận dụng tối đa các kỹ năng triển khai bài viết như mạch văn, nhịp bài, luồng dữ liệu,…
 
Giống như một món ăn cần có công thức chế biến, outline giúp người viết điều chế “có tổ chức” các loại gia vị để sản phẩm cuối cùng trở nên hấp dẫn và được người đọc đón nhận. Nói tóm gọn, outline là những gì bạn cần nếu muốn bài viết “ngăn nắp”, “sạch sẽ” để thu hút các đối tượng độc giả.

II. Tầm quan trọng của Outline?

1. Outline quyết định 50% thành công của một bài viết

Không sai! ½ độ hấp dẫn của bài viết phụ thuộc vào outline. Thử nghĩ mà xem, các “nguyên liệu kỹ năng” của bạn có cơ hội toả sáng không nếu chúng được nhồi nhét lộn xộn trong bài viết?

Luồng dữ liệu

Luồng dữ liệu là thứ cần kiểm soát theo trình tự. Nhiễu loạn thông tin do sắp xếp lộn xộn là một trong những nguyên nhân khiến người đọc bỏ ngang bài viết của bạn vì chúng quá khó hiểu. Với outline, bạn hoàn toàn có thể hệ thống các luồng kiến thức một cách có trật tự và dễ hiểu hơn. Hơn thế nữa, việc sắp xếp luồng dữ liệu hợp lý sẽ là tiền đề quan trọng giúp các bước tiếp theo dễ dàng gây ấn tượng với độc giả.

Mạch văn:

Một bài viết luôn sở hữu huyết mạch có nhiệm vụ dẫn dắt và kết nối các dữ liệu lại với nhau. Mạch văn khi kết hợp cùng outline sẽ tạo ra hiệu quả lớn gấp nhiều lần cho tác phẩm của bạn.
 
Nếu là người có thế mạnh trong việc tạo ra huyết mạch, bạn hãy rèn luyện thêm khả năng lên outline để SỞ HỮU COMBO HOÀN HẢO lôi kéo người đọc ngấu nghiến nội dung đó. Khi đã kích hoạt được 2 yếu tố trên, giờ là lúc để bạn kết hợp skill cuối cùng.

Nhịp độ bài viết/dòng chảy tư duy

Giống như hai yếu tố trên, sự có mặt của outline sẽ giúp người viết điều khiển được nhịp độ bài, điều tiết dòng chảy tư duy. Tại sao cần phải làm 2 điều này? Câu trả lời đơn giản: Chúng giúp bài viết KHÔNG LAN MAN và LẠC ĐỀ.
 
Đối với người mới, điều khiển nhịp độ là công việc không dễ dàng. Đôi khi, cảm xúc bay quá xa hoặc tụt quá sâu khi viết bài là chuyện thường xảy ra. Đặc biệt đối với dạng bài dài, việc các trường đoạn lớn không thống nhất mood văn là điều bình thường. Nguyên nhân nằm ở chỗ người viết bài phải research thông tin nhiều lần mỗi khi triển khai một đoạn nội dung mới. Trong thời gian tìm kiếm, nếu không có tư duy outline, việc lạc mood và loạn nhịp là điều khó tránh khỏi.
 
Tương tự, khi không có outline, dòng chảy tư duy hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng. Quá trình tiếp nhận thông tin khi research sẽ tạo sự rối loạn khiến người viết dễ lạc vào nhiều giọng văn khác nhau. Dẫu biết tư duy khi viết không dễ bị thay đổi, nhưng chúng vẫn hoàn toàn bị chịu tác động từ những ảnh hưởng như đã nêu ở trên. Trong trường hợp tồi tệ nhất, người viết sẽ rơi vào tình trạng lạc đề hoặc lan man khi khai thác chủ đề của bài viết đó.

2. Outline giúp bài viết trở nên rành mạch

Giống như khi xây nhà, người thợ cần có bản thiết kế chi tiết để thi công chuẩn xác. Outline bài viết cũng vậy, chúng chính là bản thiết kế để khi triển khai giúp bài viết trở nên rõ ràng. Một bài viết mạch lạc không nhất thiết đòi hỏi quá cao trình độ chuyên môn, nhưng sự cẩn thận có tính toán trong khâu trình bày là yếu tố không thể thiếu. Chúng được thể hiện qua cách bạn phân đoạn, xuống dòng hay đẩy mood, tone bài để dẫn dắt người đọc trải qua các trạng thái cảm xúc khác nhau.

3. Outline giúp người đọc dễ dàng theo dõi bài viết

Bài viết của bạn sẽ trở nên vô nghĩa nếu người đọc không thực sự hiểu hết nội dung được truyền tải. Tất cả những gì bạn cần làm là khiến chúng trở nên dễ tiếp nhận hơn. Để làm được điều đó, bạn cần đưa người đọc vào nhịp độ bài viết của mình. Và cách tốt nhất để hiện thực hoá điều này là có một outline được đầu tư chuẩn chỉnh.

4. Outline giúp bài viết trở nên sạch sẽ

Một điều có thể khẳng định chắc chắn đó là bạn sẽ không muốn sản phẩm của mình phải sửa đi sửa lại nhiều lần, đúng không? Vậy hãy chuẩn bị một outline đủ tốt để:
Phản biện lại người ra đề khi nhận được yêu cầu sửa lại nội dung.
Giảm bớt gánh nặng khi sửa bài.
 
Một trong những kinh nghiệm của mình khi viết bài gửi người duyệt đó là hãy đưa outline nội dung trước để được thông qua, sau đó mới tiến hành viết thật. Bởi bạn không thể chắc chắn rằng outline của mình đi đúng hướng và đúng yêu cầu người ta kỳ vọng.
 
Đồng thời, lên outline cũng giúp quá trình sửa chữa bài viết trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Bởi khi đó bạn biết mình sai ở đâu để sửa chữa chính xác. Đặt trường hợp nếu không có outline, bạn có thể sẽ bị mông lung khi đọc lại bài mà vẫn không biết mình đang sai ở đâu. Việc phải sửa bài vốn không phải nhiệm vụ dễ chịu, chúng khiến bản thân trở nên ức chế vì sửa mãi không đạt yêu cầu. Và quan trọng nhất, càng sửa nhiều, bài viết lại càng trở nên thê thảm hơn.
 
Chính vì thế, nếu muốn bài viết trở nên chất lượng như outline mô tả, bạn cần bám sát và thực hiện chúng kỹ càng. Giống như khi làm việc với design, tất cả hướng dẫn và ý tưởng của bạn đều vô cùng tuyệt vời. Nhưng để sự hoa mỹ đó được design hiểu và làm đúng lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Bám sát outline và giữ kỷ luật là điều bất kỳ người viết nào cũng cần thực hiện với thái độ nghiêm túc.

5. Outline cũng là một bài viết

Đừng tự hạn chế tư duy khi suy nghĩ outline chỉ là những gạch đầu dòng. Outline càng chi tiết, bài viết cuối cùng càng chất lượng. Chúng không bị phụ thuộc bởi dung lượng, chủ đề hay phong cách bài viết. Kể cả khi outline của bạn lên đến 1000 từ hay hơn thế, nó cũng không phản ánh bất kỳ điều gì ngoại trừ việc chứng minh bạn cẩn thận và là dấu hiệu hứa hẹn một bài viết ấn tượng sắp đến.
 
Hãy coi outline như mini article, khoảng cách từ dàn ý đến bài viết cuối cùng giống một bản update window, game, app,… Sau mỗi lần update, các tính năng, đặc điểm, độ hấp dẫn,… sẽ đồng loạt nâng cấp. Qua đó, chất lượng sản phẩm cũng được cải thiện và nâng cao hơn rất rất nhiều.

IV. Kết

Tất cả những lý do trên đã đủ để bạn thay đổi cách nhìn nhận về outline? Bạn muốn một bài viết được “đóng gói”, kiểm duyệt kỹ càng hay sản phẩm trôi nổi, chắp vá, kém chất lượng? Sau tất cả, thành quả tốt đẹp nhất sẽ xuất hiện khi chúng nhận được sự quan tâm đầu tư đúng mức, phải không nào?
 
Writer: Nam LB.
 
Bản quyền nội dung bài viết thuộc về Love Books Love Life. Yêu cầu không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của tác giả.
Hãy tôn trọng tác giả bằng cách khi Re-post chú thích ghi nguồn đầy đủ!

“Love Books Love Life – Lắng nghe để sẻ chia”
Share:

Nguyễn Nam

administrator

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *