Sách – [Analysis]
“Tháng Mười năm 1347, ngay từ đầu tháng, 12 chiếc galley của Genoa, chạy trốn khỏi sự trừng phạt thiêng liêng do đức Chúa ban xuống vì tội lỗi của họ, đã cập cảng Messina. Những người Genoa mang trên cơ thể một căn bệnh, bất cứ ai chỉ cần nói chuyện với người nào trong số đó thì cũng sẽ bị nhiễm căn bệnh hiểm nghèo và không thể tránh khỏi cái chết…và cùng với họ…cái chết đến với bất cứ ai lấy đồ đạc từ những người này, hay chỉ cần chạm hoặc đặt tay lên chúng.”
Đó là lời miêu tả của Michelle da Piazza, thầy tu dòng Francisco, ghi lại thời khắc Cái chết Đen xuất hiện ở Ý năm 1347 trong “Lịch sử giao thương – thương mại định hình thế giới như thế nào?”.
“Lịch sử giao thương – thương mại định hình thế giới như thế nào?” của nhà lý thuyết W. J. Bernstein là một cuốn sách đồ sộ về mặt dung lượng. 14 chương của tác phẩm là một chuỗi sự kiện cho ta thấy sự phát triển của thương mại quốc tế, kể từ khi những người Sumer bên dòng Lưỡng Hà sáng tạo ra chữ hình nêm và bắt đầu nặn những cuốn sách bằng đất sét, cho đến những chuyển động của thương mại thế giới trong thời kỳ “toàn cầu hóa”. Trong số đó, tác giả đã dành hẳn 1 chương – chương 6, để nói về mối quan hệ giữa dịch bệnh và thương mại. Như thế cũng đủ để thấy với tác giả, mối quan hệ giữa dịch bệnh và thương mại khăng khít như thế nào.
Loại dịch bệnh mà tác giả đề cập đến xuyên suốt chương 6 là dịch hạch, hay còn gọi là Cái chết Đen. Nó được gây ra bởi vi khuẩn hình que, ký sinh trong loài chuột đen và lây sang người thông qua trung gian là loài bọ chét. Xuất hiện 2 lần – vào thế kỷ thứ 7 và thế kỷ thứ 14, Cái chết Đen đã có những ảnh hưởng to lớn tới thương mại toàn cầu. Ở lần đầu tiên, nó thiêu đốt đế chế Byzantine và thúc đẩy quá trình Hồi giáo hóa bán đảo Ả Rập, khiến cho quyền tiếp cận thương mại với châu Á một cách tự do mà người châu Âu có được từ đầu công nguyên biến mất.
Ở lần 2, hậu quả của nó còn khủng khiếp hơn. Những thủy thủ và lái buôn – trở về Ý sau cuộc tấn công sinh học thảm khốc nhất trong lịch sử tại Kaffa, đã mang theo lũ chuột đen và mở đầu cho Cái chết Đen thời Trung Cổ. Ước tính Cái chết Đen đã giết chết 30% – 60% dân số của châu Âu lúc đó (tương đương 25 – 50 triệu người). Sự khủng khiếp của nó khiến cho những người sống sót cố gắng chạy trốn; người ta không dám đụng vào gia vị vì sợ bệnh tật ẩn náu trong đó; những đồn đoán về nguồn gốc của bệnh dịch lan tràn và người ta trút hết tất cả giận dữ vào người Do Thái – hàng ngàn người Do Thái đã phải chịu cảnh bị thiêu sống hoặc bị bẻ gãy xương bằng xe hình.
Nhưng không chỉ có châu Âu, mà qua “Lịch sử giao thương”, chúng ta còn được biết rằng dịch hạch đã tấn công con người trên một phạm vi rất rộng ở cả 3 châu lục Á, Âu, Phi. “Mức độ và diễn biến tử vong đã thuyết phục được những người vẫn đang than khóc và rền rĩ sau khi trải qua các sự kiện đau đớn từ năm 1346 tới 1348, rằng ngày phán xử cuối cùng đã đến.” Hệ quả là hệ thống thương mại và công nghiệp của Ai Cập gần như hoàn toàn sụp đổ, người Mông Cổ biến mất trên vũ đài thế giới, Trung Hoa rút lui khỏi Ấn Độ Dương và bánh xe Hồi giáo dần dần tuột dốc đã để lại một khoảng trống để châu Âu – dù sót lại trong yếu ớt – chạm vào niềm hân hoan. Cái chết Đen đã thực sự mở ra một chương hoàn toàn mới của thương mại thế giới trong lịch sử.
Trong những ngày này, khi các phương tiện thông tin đại chúng đang ngập trong biển tin về Covid-19, chúng ta hẳn cũng sẽ đồng ý với nhận định của tác giả, rằng cho tới thời kỳ hiện đại, vi khuẩn và virus vẫn luôn là loại vũ khí hủy diệt dân thường và binh lính hơn cả gươm đao. Kể từ khi đại dịch bùng phát, đã có một cảm giác chung rằng thế giới đang ở một bước ngoặt lịch sử, rằng sẽ không có gì trở lại như cũ. Người ta đang bàn luận rất nhiều về thế giới hậu Covid sẽ ra sao, sẽ vẫn tiếp tục tiến trình toàn cầu hóa với sự vận hành của những chính quyền mở; mô hình Scandinavia được chào đón, hay là sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc, sự khép kín của các nền kinh tế và thương mại toàn cầu?
Sẽ thật khập khiễng khi so sánh hậu quả của đại dịch Covid-19 với Cái chết Đen, nhưng có một điều mà mọi người không thể phủ nhận, đó là cả 2 đều có phạm vi ảnh vô cùng rộng lớn, và nền thương mại thế giới hậu đại dịch chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi. Như W. J. Bernstein khẳng định trong tác phẩm “Lịch sử giao thương”, “Thương mại làm bùng lên ngọn lửa dịch bệnh, và những trận đại dịch bùng phát thay thế các phương thức thương mại lâu đời”.
Bởi thế, giữa những tranh luận xung quanh Covid-19 về nguồn gốc ra đời, hay việc đóng hay mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế đang diễn ra không ngớt, chúng ta hãy cùng chờ xem, khi hạ hồi phân giải, ai sẽ là những người mỉm cười cuối cùng.
? Writer: 90 + 1.
✍ Editor: Nam LB
⚠ Bản quyền nội dung bài viết thuộc về Love Books Love Life. Yêu cầu không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của tác giả.
⚠ Hãy tôn trọng tác giả bằng cách khi Re-post chú thích ghi nguồn đầy đủ!”
“Love Books Love Life – Lắng nghe để sẻ chia”
Đó là lời miêu tả của Michelle da Piazza, thầy tu dòng Francisco, ghi lại thời khắc Cái chết Đen xuất hiện ở Ý năm 1347 trong “Lịch sử giao thương – thương mại định hình thế giới như thế nào?”.
“Lịch sử giao thương – thương mại định hình thế giới như thế nào?” của nhà lý thuyết W. J. Bernstein là một cuốn sách đồ sộ về mặt dung lượng. 14 chương của tác phẩm là một chuỗi sự kiện cho ta thấy sự phát triển của thương mại quốc tế, kể từ khi những người Sumer bên dòng Lưỡng Hà sáng tạo ra chữ hình nêm và bắt đầu nặn những cuốn sách bằng đất sét, cho đến những chuyển động của thương mại thế giới trong thời kỳ “toàn cầu hóa”. Trong số đó, tác giả đã dành hẳn 1 chương – chương 6, để nói về mối quan hệ giữa dịch bệnh và thương mại. Như thế cũng đủ để thấy với tác giả, mối quan hệ giữa dịch bệnh và thương mại khăng khít như thế nào.
Loại dịch bệnh mà tác giả đề cập đến xuyên suốt chương 6 là dịch hạch, hay còn gọi là Cái chết Đen. Nó được gây ra bởi vi khuẩn hình que, ký sinh trong loài chuột đen và lây sang người thông qua trung gian là loài bọ chét. Xuất hiện 2 lần – vào thế kỷ thứ 7 và thế kỷ thứ 14, Cái chết Đen đã có những ảnh hưởng to lớn tới thương mại toàn cầu. Ở lần đầu tiên, nó thiêu đốt đế chế Byzantine và thúc đẩy quá trình Hồi giáo hóa bán đảo Ả Rập, khiến cho quyền tiếp cận thương mại với châu Á một cách tự do mà người châu Âu có được từ đầu công nguyên biến mất.
Ở lần 2, hậu quả của nó còn khủng khiếp hơn. Những thủy thủ và lái buôn – trở về Ý sau cuộc tấn công sinh học thảm khốc nhất trong lịch sử tại Kaffa, đã mang theo lũ chuột đen và mở đầu cho Cái chết Đen thời Trung Cổ. Ước tính Cái chết Đen đã giết chết 30% – 60% dân số của châu Âu lúc đó (tương đương 25 – 50 triệu người). Sự khủng khiếp của nó khiến cho những người sống sót cố gắng chạy trốn; người ta không dám đụng vào gia vị vì sợ bệnh tật ẩn náu trong đó; những đồn đoán về nguồn gốc của bệnh dịch lan tràn và người ta trút hết tất cả giận dữ vào người Do Thái – hàng ngàn người Do Thái đã phải chịu cảnh bị thiêu sống hoặc bị bẻ gãy xương bằng xe hình.
Nhưng không chỉ có châu Âu, mà qua “Lịch sử giao thương”, chúng ta còn được biết rằng dịch hạch đã tấn công con người trên một phạm vi rất rộng ở cả 3 châu lục Á, Âu, Phi. “Mức độ và diễn biến tử vong đã thuyết phục được những người vẫn đang than khóc và rền rĩ sau khi trải qua các sự kiện đau đớn từ năm 1346 tới 1348, rằng ngày phán xử cuối cùng đã đến.” Hệ quả là hệ thống thương mại và công nghiệp của Ai Cập gần như hoàn toàn sụp đổ, người Mông Cổ biến mất trên vũ đài thế giới, Trung Hoa rút lui khỏi Ấn Độ Dương và bánh xe Hồi giáo dần dần tuột dốc đã để lại một khoảng trống để châu Âu – dù sót lại trong yếu ớt – chạm vào niềm hân hoan. Cái chết Đen đã thực sự mở ra một chương hoàn toàn mới của thương mại thế giới trong lịch sử.
Trong những ngày này, khi các phương tiện thông tin đại chúng đang ngập trong biển tin về Covid-19, chúng ta hẳn cũng sẽ đồng ý với nhận định của tác giả, rằng cho tới thời kỳ hiện đại, vi khuẩn và virus vẫn luôn là loại vũ khí hủy diệt dân thường và binh lính hơn cả gươm đao. Kể từ khi đại dịch bùng phát, đã có một cảm giác chung rằng thế giới đang ở một bước ngoặt lịch sử, rằng sẽ không có gì trở lại như cũ. Người ta đang bàn luận rất nhiều về thế giới hậu Covid sẽ ra sao, sẽ vẫn tiếp tục tiến trình toàn cầu hóa với sự vận hành của những chính quyền mở; mô hình Scandinavia được chào đón, hay là sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc, sự khép kín của các nền kinh tế và thương mại toàn cầu?
Sẽ thật khập khiễng khi so sánh hậu quả của đại dịch Covid-19 với Cái chết Đen, nhưng có một điều mà mọi người không thể phủ nhận, đó là cả 2 đều có phạm vi ảnh vô cùng rộng lớn, và nền thương mại thế giới hậu đại dịch chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi. Như W. J. Bernstein khẳng định trong tác phẩm “Lịch sử giao thương”, “Thương mại làm bùng lên ngọn lửa dịch bệnh, và những trận đại dịch bùng phát thay thế các phương thức thương mại lâu đời”.
Bởi thế, giữa những tranh luận xung quanh Covid-19 về nguồn gốc ra đời, hay việc đóng hay mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế đang diễn ra không ngớt, chúng ta hãy cùng chờ xem, khi hạ hồi phân giải, ai sẽ là những người mỉm cười cuối cùng.
? Writer: 90 + 1.
✍ Editor: Nam LB
⚠ Bản quyền nội dung bài viết thuộc về Love Books Love Life. Yêu cầu không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của tác giả.
⚠ Hãy tôn trọng tác giả bằng cách khi Re-post chú thích ghi nguồn đầy đủ!”
“Love Books Love Life – Lắng nghe để sẻ chia”
1 Comment