Contact Information

Hanoi

We Are Available 24/ 7. Call Now

Sách – [Fact]

Trong số các bạn ở đây, ai đã từng bỏ ngang một cuốn văn học kinh điển vì cảm thấy nó chán ngán, khó đọc chưa? Ai đã từng thắc mắc vì sao cuốn đó tệ như vậy mà lại trở thành “kinh điển” và nhiều người tung hô đến thế chưa? Love Books Love Life cho rằng đây là chuyện không của riêng ai, vì phải khẳng định, các tác phẩm học kinh điển rất kén người đọc. Nhưng vấn đề nằm ở nội tại cuốn sách, hay nằm ở độc giả? Hãy cùng Love Books Love Life đi tìm câu trả lời.

? Người đọc không nắm bắt được bối cảnh xã hội 
Love Books Love Life tin rằng bạn còn nhớ những tiết học ngữ văn ở trường luôn có phần giới thiệu tác giả và hoàn cảnh ra đời trước khi học bất kỳ một tác phẩm nào. Điều đó tương tự với những cuốn văn học kinh điển, nhưng độc giả lại thường xuyên bỏ qua nó. Nếu thiếu đi bối cảnh lịch sử trong quá trình tiếp nhận thì nội dung tác phẩm có thể bị hiểu thiếu, hiểu nông hoặc thậm chí là hiểu sai hoàn toàn.Phần lớn tác giả viết cho những người đương thời họ đọc, chứ không phải cho những thế hệ độc giả sau 100 năm. Họ cho rằng độc giả của họ hiểu rõ về bối cảnh xã hội và văn hóa trong tác phẩm. Thế nhưng khi một cuốn sách vượt qua được thử thách của thời gian, điều đó đã không còn đúng nữa. Độc giả cách họ nhiều thế kỷ đang cầm cuốn sách được gọi là “kinh điển” của họ lên, nhưng độc giả ấy không rõ về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Kết quả chỉ có hai khả năng: Hoặc người đó bỏ ngang cuốn sách, hoặc người đó không hiểu hết được các giá trị, ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm trong hoàn cảnh lịch sử ấy. Như rất nhiều những tác giả của dòng văn học kinh điển thường công kích những định kiến văn hóa, tôn giáo của xã hội đương thời. Jane Austen là một ví dụ điển hình. Nếu không hiểu bối cảnh nước Anh thế kỷ XIX trong cuốn “Kiêu hãnh và định kiến”, bạn sẽ bỏ lỡ một Jane Austen sắc sảo, sâu cay đang châm biếm, công kích những định kiến của xã hội thời đó về cuộc đời và giá trị của những người phụ nữ. Bạn sẽ không hiểu vì sao Elizabeth luôn giữ vững lòng tự trọng về gia thế và có cái nhìn không thiện cảm về tầng lớp thượng lưu hách dịch, trịch thượng. Bạn sẽ không hiểu vì sao Darcy cũng mang trong mình một định kiến kiên cố về tầng lớp trung lưu thấp kém luôn mong ước tiến thân bằng cách bám lấy người giàu. Nếu bạn không rõ về bối cảnh ra đời của tác phẩm, bạn sẽ chẳng hiểu gì hết.

?️ Sự khác biệt về cách sử dụng ngôn ngữ giữa các thế hệ

Ngôn ngữ phát triển, cấu trúc câu thay đổi, những từ ngữ mới xuất hiện rồi lại trở lên lỗi thời, ngay cả ý nghĩa của từ cũng biến đổi theo. Và tiếng Anh, ngôn ngữ gốc trong phần lớn các tác phẩm kinh điển, cũng không phải là ngoại lệ. Một ví dụ đơn giản đó là lối viết ưu hình tượng của Shakespeare được viết bằng tiếng Anh cận đại vẫn còn một vài từ cổ, đã đủ khiến nhiều độc giả bản ngữ cảm thấy bối rối rồi.

Trái với Shakespeare, văn phong của ba chị em nhà Bronte xem ra có vẻ đơn giản hơn, ngoại trừ một điều. Như rất nhiều tác giả thuộc thế kỷ XIX khác, họ sử dụng cấu trúc câu dài, bóng bảy, thiên về tả, khác hẳn với cấu trúc câu văn ngắn gọn ngày nay. Love Books Love Life cho rằng chính điều đó khiến nhiều độc giả ngày nay cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ khi đọc “Đồi gió hú” hay “Jane Eyre”. Vấn đề này thì không thể trách người đọc, bởi có người hợp với lối kể này, có người lại thích giọng điệu khác. Chúng ta chỉ nên dung nạp những thể loại văn chương hợp với mình, đừng ép bản thân đọc những thứ không hề thấy hứng thú.

Bên cạnh đó, đối với những độc giả Việt như chúng ta, việc không được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm mà phải cảm thụ qua bản dịch, bản “viết” lại, đã làm thay đổi ít nhiều cách chúng ta tiếp cận với các tác phẩm kinh điển. Chúng ta không hiểu được sự khác biệt trong văn phong, ngôn ngữ giữa các tác phẩm văn học kinh điển, và đôi khi lại vô tình đổ lỗi cho dịch giả dịch kém, dài dòng và khó hiểu.

? Tác phẩm văn học kinh điển nguyên bản không còn được nguyên vẹn để truyền tải đến độc giả

Lý do này đã được Love Books Love Life nhắc đến ở phần trên, nhưng chúng mình sẽ bàn cụ thể hơn ở đây. Các bạn nên hiểu rằng “nguyên bản không còn được nguyên vẹn” không chỉ đơn giản do dịch thuật, mà còn vì những bản chuyển thể hoặc khâu biên tập không phù hợp. Như các tác phẩm của Shakespeare vốn là để diễn trên sân khấu, chứ không phải trên những trang giấy lời thoại. Hay một vài tác phẩm kinh điển thế kỷ 19 cũng trong tình cảnh tương tự như “Anna Karenina”, “Charles Dickens”, “Bá tước Monte Cristo”, được xuất bản theo từng chương một và tác giả được trả công theo số chữ của tác phẩm; việc đó đã khuyến khích các tác giả viết nhiều và nhiều hơn nữa. Đó là lý do tại sao Anna Karenina lại dài đến hơn 1000 trang giấy đầy những đoạn miêu tả cảnh Levin sải bước trên thảm cỏ. Điều ấy cũng dẫn đến việc các tác giả không chú ý đến sự nhất quán cách kể giữa các chương truyện, tạo ra sự đứt gãy trong quá trình đọc khi chuyển từ ngôi kể này sang ngôi kể khác. Có lẽ sẽ là tốt hơn nếu bạn đọc những tác phẩm ấy thành từng đoạn nhỏ, như những độc giả tạp chí đã đọc cách đây hơn 100 năm trước.

? Nhiều ẩn ý và hình ảnh biểu tượng khó hiểu

Chắc hẳn bạn còn nhớ tiết học về những biểu tượng trong tác phẩm “Ông già và biển cả” thời THPT chứ? Thiếu đi nguyên lý “tảng băng trôi” – một câu chuyện với nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc, thì cuốn tiểu thuyết của Hemingway có lẽ đã chẳng thể trở thành tác phẩm kinh điển nổi tiếng đến vậy. Nhưng cũng chính nguyên lý này gây ra sự khó hiểu cho độc giả. Không phải ai cũng đủ thông thái để hiểu kỹ về vấn đề mà nhà văn Hemingway đã đặt ra. Điều này vô hình chung tạo nên sự ức chế nhất thời, khiến cho người đọc thấy mệt và không muốn đọc tiếp. Hoặc cho dù họ có đọc tiếp đi chăng nữa thì cũng chẳng để làm gì cả, một khi đã không hiểu bản chất, gốc rễ của các chi tiết, ẩn ý mà các tác phẩm văn học kinh điển đem lại.

? Vậy làm thế nào để đọc được văn học kinh điển?

Bạn không thể thay đổi những cuốn sách đã được viết hàng trăm năm về trước, nên việc đòi hỏi các tác phẩm văn học kinh điển “phải trở nên dễ đọc hơn” là điều không thể. Nhưng bạn hoàn có thể thay đổi vốn hiểu biết và lối tư duy của mình để tiếp cận với những tác phẩm đó một cách dễ dàng hơn.

Hãy nhớ rằng nguyên nhân nào thì giải pháp đó. Tất cả những lý do chủ quan đều có thể chủ động sửa chữa bằng việc tìm hiểu, học hỏi để tăng vốn sống cho riêng mình. Nhờ đó, tình trạng bỏ một cuốn kinh điển giữa chừng sẽ không còn nữa. Chẳng hạn, bạn muốn đọc và hiểu thật sâu về “Không số phận” – cuốn sách đã đạt giải Nobel hòa bình năm 2012, bạn cần biết về hoàn cảnh ra đời của nó, biết về trại tạm giam Auschwitz và nạn đại diệt chủng Do Thái. Love Books Love Life cho rằng đó là sự chuẩn bị hoàn chỉnh trước khi bạn bắt đầu tiếp cận với một cuốn sách đã cách bạn vài chục năm, đến vài trăm năm.

Vì vậy, bạn đừng bao giờ mặc định trong đầu rằng các cuốn sách kinh điển khó đọc, để rồi bỏ lỡ những tác phẩm xuất sắc của thời đại và của nhân loại. Sách kinh điển đúng là kén người đọc, nhưng hãy trở thành người không kén thể loại sách. Love Books Love Life xin mượn lời của tác giả Lý Gia Đồng: “Bất kỳ cuốn sách hay bài báo nào đã trở thành ‘kinh điển’ thì nó phải có lý do. Một cuốn sách không có chiều sâu sẽ rất khó trở thành một tác phẩm kinh điển. Tôi khuyến khích độc giả đọc những cuốn sách còn lưu truyền tới tận bây giờ. Bởi vì những tác phẩm đó phải có một mức độ ảnh hưởng nhất định của trái tim người đọc, nội hàm sâu sắc mới có thể chiếm trọn được trái tim của độc giả ở mọi thời đại.”

? Inspired: Cristina Hartmann’s answer on Quora.
? Author: Rosie.
 Editor: Nam LB.

 Bản quyền nội dung bài viết thuộc về Love Books Love Life. Yêu cầu không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của tác giả.
 Hãy tôn trọng tác giả bằng cách khi Re-post chú thích ghi nguồn đầy đủ!

“Love Books Love Life – Lắng nghe để sẻ chia”

Share:

Nguyễn Nam

administrator

3 Comments

  • Avatar

    Binance开户, 22 Tháng Mười Hai, 2024 @ 1:19 sáng Reply

    Can you be more specific about the content of your article? After reading it, I still have some doubts. Hope you can help me.

  • Avatar

    創建免費帳戶, 13 Tháng Ba, 2025 @ 4:17 chiều Reply

    Your point of view caught my eye and was very interesting. Thanks. I have a question for you.

  • Avatar

    Cod Binance, 16 Tháng Tư, 2025 @ 4:16 chiều Reply

    Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *