RAP VIỆT MÙA 3: QUYẾT TÂM TRỞ LẠI, SỰ HỒI SINH CÓ ĐẠT ĐỈNH?
Trước khi các bạn nghe được Podcast này, mình đã không nghĩ sẽ nói về nó nữa. Lý do vì sao? Đó là bởi Rap Việt đang dần bước vào quỹ đạo của các game show truyền hình, khi chương trình bắt đầu được sản xuất bài bản và có tính liên tục qua các năm. Nếu không kịp thời đổi mới, tất cả sẽ trôi vào vòng lặp nhàm chán.
Nhưng, đối với cá nhân mình nhìn nhận, Rap Việt mùa 3 có 1 yếu tố mới, đó là tính xã hội học được đan cài. Đây là sự “đan cài vô tình”, Rap Việt mùa 03 chính là chất dẫn để những vấn đề xã hội được bộc lộ rõ ràng hơn.
Đó cũng chính là lý do vì sao mà mình quyết định tiếp tục follow để phân tích series này. Và, càng tìm hiểu sâu, ngoài tính xã hội học, mình vô tình khám phá thêm được lý do tại sao Rap Việt lại hot. Bởi, dưới góc nhìn Marketing, Rap Việt là game show ứng dụng quá nhiều kỹ thuật, hiệu ứng truyền thông để tạo nên sự viral.
Các bạn hiểu ý mình chứ? Nghĩa là: Sự viral của Rap Việt đã được can thiệp rất nhiều bởi “bàn tay con người”, đặc biệt là trong mùa 03. Đó chính là 1 trong những điểm khác biệt lớn trong cách đánh giá “thế nào là 1 game show thành công?”
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về Case Marketing Rap Việt, tính xã hội học đã “len lỏi” vào chương trình như thế nào, Podcast này dành cho bạn.
Hoặc, bạn muốn tìm câu trả lời cho sự so sánh độ viral giữa các mùa Rap Việt, thì Podcast này đặc biệt… dành cho bạn!
Rap Việt không đơn thuần là game show, là cuộc thi. Rap Việt là Case Marketing!
———————-
Vài lưu ý các bạn nên tham khảo trước khi tiếp tục nghe Podcast:
(1) Nếu thành công của Rap Việt mùa 01 là sự mới lạ, đơn thuần, tinh khôi, thì với Rap Việt mùa 03, điều đó được cộng hưởng từ rất nhiều yếu tố bổ trợ.
Nếu chỉ được dùng chỉ 1 từ để nói về 02 mùa Rap Việt, đó sẽ là:
Rap Việt mùa 01: Bình đẳng
Rap Việt mùa 03: Phẳng
(2) Rap Việt mùa 01 phải đến sau tiết mục của G.Ducky và TEZ gây cú “shock” lớn, được truyền thông chú ý, chúng ta mới cảm nhận được sự điều hướng từ Nhà sản xuất (NSX). Còn mùa 02 đã được điều hướng, dàn xếp từ đầu đến cuối quá lộ liễu. Sang đến mùa 03, NSX đã có “kinh nghiệm hơn” nên mọi hạn chế mà mình cho là “không bình thường/bất tự nhiên” gần như đã được che lấp bởi những yếu tố nổi bật sẽ được mổ xẻ dưới đây.
(3) Thay vì nhận xét tiêu cực, cộng đồng mạng hãy shout out đến ekip Rap Việt vì họ đã dốc sức mình để “khôi phục” lại 1 “Rap Việt” tưởng chừng “hết cứu”. Hãy góp ý thẳng thắn + tử tế thay vì chỉ trích, chà đạp chương trình, phủ nhận tất cả. Hoặc, nếu có chửi thì “chửi văn minh”, “chửi thâm” (như MC ILL), chứ đừng “chửi bới”, “chửi rủa”.
(4) Bài phân tích Rap Việt mùa 01, 02 đã được mình đăng tải trong group này, các bạn có thể tìm lại để đọc. Hoặc, lắng nghe Podcast trên Ba Chấm nhé.
Sẵn sàng chưa? Ba Chấm on!
———————-
PHẦN 1: THÔNG TIN CƠ BẢN
I. VỀ RAP VIỆT MÙA 03
1. Thông điệp chính:
Theo truyền thông từ Ban tổ chức (BTC) Rap Việt mùa 03, trích lời MC Trấn Thành trong chương trình, 1 trong những tiêu chí của Rap Việt 2023 là:
“Lấy chất liệu Việt Nam mang hơi hướng tiệm cận thế giới”. Đây cũng chính là thông điệp xuyên suốt của game show này.
04 nhân tố chứng minh BTC Rap Việt mùa 03 đã nỗ lực để làm sáng tỏ thông điệp trên:
(1) HLV Thái VG (người Mỹ gốc Việt): Rapper 25 năm kinh nghiệm đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài, thế hệ đầu tiên mang Rap đến Việt Nam và đã truyền cảm hứng cho tất cả những Rap đời sau (bao gồm cả BGK + HLV).
(2) DJ WUKONG (người Singapore): Anh chàng này vốn đã nổi danh với cộng đồng người nghe nhạc EDM, quen mặt tại các bar, clubs, event tại Việt Nam trước đó. WUKONG cũng là gương mặt tiêu biểu trong giới giải trí trong khu vực Đông Nam Á.
(3) Thí sinh Double2T (người dân tộc Tày): Rapper trẻ có hoàn cảnh, câu chuyện đặc biệt và đã trở thành Tân Quán quân Rap Việt mùa 03.
(4) Rapper VannDa (người Campuchia) nổi tiếng nhất Đông Nam Á được mời về trình diễn tại đêm Chung kết 02. Sự kiện này mang tính chất quốc tế, đánh dấu cho mối quan hệ giữa các nước trong khu vực.
2. Concept Rap Việt mùa 03:
Với tư cách khán giả theo dõi chương trình, cá nhân mình nhận thấy concept (dành cho thí sinh) của Rap Việt mùa 03 có sự khác biệt. Nếu trong ngành Marketing có tồn tại thuật ngữ là “Full-Stack Marketer”. Thì trong Rap Việt mùa 03, các thí sinh cũng phải “full-stack”.
Tức nghĩa, mặc dù là game show về Rap nhưng các thí sinh cũng cần có khả năng hát, trình diễn, làm chủ sân khấu, sáng tác nhạc, tự viết lời… Và đặc biệt, họ cần có hào quang. Hào quang này có thể là sự nổi danh trước đó, hoặc kỹ năng bất kỳ nào sáng hơn tất cả những kỹ năng còn lại.
Về phần này, chúng ta có thể thấy Rhyder là ví dụ xác đáng nhất cho nhận định trên. Giọng hát nổi trội, lợi thế hào quang là Á Quân The Voice Kids 2013 chính những yếu tố giúp anh này được “ưu ái” hơn 1 vài thí sinh khác.
Khi Rap Việt mùa 03 khép lại, xét trên tổng thể chúng ta có thể đưa ra kết luận: Trong Rap Việt mùa 03, mỗi thí sinh không chỉ đi thi Rap, mà họ như đang đi biểu diễn, trình diễn những tiết mục.
Bonus: Nếu theo dõi Vietnam Idol 2023, các bạn cũng có thể thấy case tương tự với trường hợp của 2 thí sinh là Dương Thành Đạt và Quốc Vương. Trong vòng 02, mặc dù sở hữu kỹ năng, giọng hát nổi trội nhưng vì yếu tố ngoại hình không đủ sáng nên Quốc Vương đã bị loại, Dương Thành Đạt ngoại hình, kỹ năng trình diễn nhỉnh hơn nên đã được đi tiếp.
Đây chính là điểm khác biệt đầu tiên!
3. Về nguồn nhân lực:
Trước khi đi sâu vào chi tiết, mình muốn đưa ra khẳng định: Trong mọi việc, nếu những nhân sự trong team đã từng làm việc cùng nhau hay kể cả chơi chung, điều đó là lợi thế vô cùng lớn cho kết quả dự án/sản phẩm về sau.
Theo số liệu từ Wikipedia:
3.1 Rap Việt mùa 03 có đến 14 PRODUCER là những cá nhân/tổ chức bao gồm: Machiot, Wokeup, 2pillz, Nhật Nguyễn, Masew, DuongK, NVM, Kriss Ngo, Tổng Đài Production, Larria, Tamke, THO Beat, Thái Sơn Beatbox, PINERADISE.
Trong đó, 04 PRODUCER chính bao gồm: DuongK, Masew, Wokeup, 2pillz.
3.2 03 GIÁM KHẢO: Karik, Suboi, JustaTee
3.3 04 HUẤN LUYỆN VIÊN: B Ray, BigDaddy, Andree Right Hand, Thái VG
3.4 01 DJ (quốc tế): WUKONG
3.4 01 MC: Trấn Thành
FACTS:
Nếu mình không nhầm, các cặp HLV & Producer cho Rap Việt mùa 03, vòng 02 đã được “cơ cấu” trước:
(1) B Ray – Masew (cặp bạn thân ngoài đời)
(2) BigDaddy – DuongK (chung công ty 1989s Entertainment)
(3) Andree Right Hand – Wokeup (có mối quan hệ trước)
(4) Thái VG – 2Pillz (hợp style)
4. Một vài sự kiện chính tại Rap Việt mùa 03:
✅ Thái VG: Rapper gạo cội từ Mỹ trở về tham gia Rap Việt mùa 03 với vai trò HLV (nhờ Suboi).
✅ Có 04 Producer chính đảm trách bản phối cho các tiết mục dự thi, vai trò của họ được đề cao hơn.
✅ Thể lệ mới: Khán giả tại trường quay được bình chọn trực tiếp cho thí sinh với kết quả quyết định chiếm 50%.
✅ Luật chơi mới:
+ Không được xưng hô “mày” – “tao” ở vòng Casting (chú ý phần này vì mình sẽ phân tích phía dưới tại sao nó “mới”).
+ Trong vòng 02, BGK có quyền chọn thí sinh thay vì HLV -> Tăng tính khách quan vì nếu để HLV chọn có thể sẽ có yếu tố tình cảm đặc biệt gây ảnh hưởng đến kết quả.
✅ Trong vòng 01, thí sinh Cadmium rap về lịch sử tạo ra 2 luồng dư luận trái chiều:
+ 1 vài câu rap trong bài bị những kẻ phản động “bắt lỗi” gây nhiễu dư luận. Rất may, sự cố này không quá lớn.
+ Về kỹ năng rap của Cadmium bị khán giả chỉ trích nặng nề vì quá non nớt.
✅ Trong vòng 01, thí sinh Dubbie dự thi với bài rap có lyrics liên quan đến lịch sử gây tranh cãi. Sự cố này kéo theo hệ lụy khi bộ phận kiểm duyệt được cho là không làm tròn vai trò biên tập.
Qua 2 sự kiện với Cadmium và Dubbie, cá nhân mình nhận thấy nếu đây không phải “chiêu trò” của Rap Việt thì quả thật, việc học kiến thức lịch sử của thế hệ trẻ Việt Nam đang gặp “trục trặc” rất lớn.
✅ Trong vòng 01 (và đến hết chương trình), thí sinh Rhyder được cho là chỉ biết hát, kỹ năng rap yếu.
✅ Trong vòng 01, Alen là thí sinh duy nhất bị loại vì không đủ % khán giả bình chọn (48%). Điều đáng nói là HLV Thái VG đã đạp nút chọn thí sinh nhưng Alen không thể đi tiếp.
Việc Alen không thể đi tiếp với màn trình diễn này không phải nằm ở kỹ năng rap của bạn ấy. Alen không thể đi tiếp vì không thực sự phù hợp với tiêu chí chương trình.
Hoặc chương trình đã dàn xếp từ trước nhưng có thể thấy màn trình diễn của Alen khá giống NUL của Rap Việt mùa 01. Đó là màn trình diễn đơn điệu, thiếu điểm nhấn. Như đã nói ở trên, thí sinh Rap Việt mùa 03 cần “full-stack” chứ không phải chỉ biết mỗi đứng rap.
Vậy nên, Alen bị loại ở vòng 01 cũng có thể được coi là hợp lý vì nếu chỉ biết mỗi rap sẽ khó vào sâu, giống như NUL phải dừng chân ở vòng 02 Rap Việt mùa 01 năm nào.
✅ VannDa: Rapper quốc tế, nổi tiếng nhất Đông Nam Á được mời trình diễn tại vòng Chung kết 02 (nhờ Suboi).
PHẦN 2: CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG RAP VIỆT MÙA 03
I. Điểm cộng bù trừ:
1. Người mới – Người cũ:
Để giảm bớt “tai bay vạ gió”, thu hút thêm sự quan tâm của khán giả đại chúng, Rap Việt mùa 03 đã “fix” được lỗi Con Người. Từ góc độ khán giả theo dõi cả 03 mùa, mình thấy Rap Việt mùa 03 đã chọn và lọc thí sinh kỹ hơn.
So sánh với Rap Việt mùa 02, 1 vài thí sinh được cho vì là “người nhà” nên được “thiên vị” hơn. Hoặc, chúng ta cũng có thể thấy vài thí sinh dự thi trong quá khứ đã từng có mối quan hệ “không lành mạnh” với BGK, HLV… nhưng vẫn được tham gia, thậm chí vào sâu trong chương trình.
Tất nhiên, mình không ở “trong chăn” nên không thực sự hiểu nội tình. Nhưng 1 điều dễ nhận thấy đó là đã có những “tai bay vạ gió” xảy ra và nó là 1 phần nguyên nhân đáng tiếc dẫn đến thất bại của Rap Việt mùa 02.
Chúng ta có thể lấy ví dụ về trường hợp của Blacka và Huỳnh Công Hiếu. Đây là 2 thí sinh đã từng “chung mâm” BGK trong cuộc thi “Beck’Stage – Unexpected Rap Fest” năm 2018 với Rhymastic (BGK Rap Việt mùa 01, HLV mùa 02).
Về Blacka, ngoài phạm vi “Beck’Stage – Unexpected Rap Fest”, anh còn được cho là có mối quan hệ thân thiết bên ngoài với Rhymastic. Chính vì thế, khi tham gia Rap Việt mùa 02, thông tin này lập tức “gây sốt” trong cộng đồng Rap Việt. Những thông tin không chính thống bắt đầu lan truyền và nó ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng Rap Việt mùa 02.
Nhưng, nếu chỉ vì lý do như vậy mà khiến cộng đồng Rap Việt “đủ cớ” để tạo thông tin có phần sai lệch, gây ảnh hưởng đến dư luận dòng chính thì chưa đủ. Blacka cũng là rapper vốn không có quá khứ “trong sạch”. Anh đã từng tham gia những trận ẩu đả, trận beef với rất nhiều các Rapper trong giai đoạn trước năm 2019. Đây cũng là 1 phần lý do khiến nhiều người càng có cớ chĩa mũi dùi vào Blacka hay 1 số thí sinh khác tương tự khi họ không thực sự có quá khứ “đủ sạch”.
Đó là lý do vì sao mình nói “tai bay vạ gió”.
Về Huỳnh Công Hiếu, anh là người sáng lập “BẠN CÓ TÀI MÀ”, một nhóm rap freestyle trong cộng đồng Rap Việt. So với Blacka, quá khứ của Huỳnh Công Hiếu không có nhiều “vết bùn”, thậm chí anh còn khá uy tín trong vai trò người thủ lĩnh của 1 nhóm rap khát khao cống hiến những giá trị tốt đẹp. Anh chưa dính dáng đến những vụ beef, trận ẩu đả hay sử dụng ngôn từ tục tĩu trong rap. Nhìn chung, Huỳnh Công Hiếu có lý lịch tương đối “sạch sẽ”, ngoại hình không quá sáng nhưng được nét thân thiện. Đó là những điểm lợi thế hoàn hảo để Huỳnh Công Hiếu “đủ tiêu chí” tham gia Rap Việt mùa 03.
Blacka và Huỳnh Công Hiếu chỉ là dẫn chứng chủ quan của mình cho lập luận: Mặc dù, cả 2 thí sinh đều có sự quen biết nhất định, có mối quan hệ hợp tác trước đó, nhưng để tham gia game show hướng đến khán giả đại chúng thì còn phải xét đến nhiều yếu tố khác (như lý lịch quá khứ) để tránh những sự cố “tai bay vạ gió” không kiểm soát được gây ảnh hưởng đến toàn bộ chương trình.
Yếu tố “phẳng” mình có nhắc đến ở đầu Podcast đã được mình lập luận thông qua ví dụ trên. Mình dùng từ “phẳng” thay cho “bình đẳng” vì biết đâu, những thí sinh này được tham gia game show Rap Việt cũng 1 phần do quen biết, như vậy thì đâu thể coi là “bình đẳng” với các thí sinh khác, phải không? Cái “phẳng” ở đây là họ đã được trao cơ hội cùng các thí sinh khác để có thể tiến sâu trong chương trình (như trường hợp của Huỳnh Công Hiếu là được cả khán giả nói chung công nhận).
Đó chính là “điểm cộng bù trừ”! Điểm cộng ở đây đó là thí sinh đã chứng minh được năng lực cùng lý lịch sạch để bù lại cho điểm trừ là “nhờ vả”, “có quan hệ” hay bất kỳ điều gì khác tương tự.
Luận điểm này cũng đồng thời được áp dụng cho các thí sinh cũ, bao gồm cả những người đã tham gia vòng casting nhưng bị loại thẳng và những người đã trải qua từng vòng thi trong Rap Việt mùa 03.
2. Giản lược hợp lý các chương trình vệ tinh:
Trong bài phân tích Rap Việt mùa 02, mình đã chỉ ra 2 lý do khiến chương trình “flop nặng”, đó là: Truyền thông quá sớm bằng vòng casting và có quá nhiều chương trình phụ đi kèm.
Có vẻ như BTC Rap Việt cũng đã nhận ra điều đó, bởi truyền thông vòng casting Rap Việt mùa 03 gần như tiêu biến. Các chương trình phụ cũng đã được giản lược đáng kể. Điều này giúp khán giả có thể tập trung theo dõi vào từng thí sinh của hiện tại và show chính trong chương trình.
Ngoài ra, ekip Rap Việt mùa 03 cũng không “tự bắn vào chân mình” bằng cách PR rầm rộ cho thí sinh quá sớm. Chỉ đến khi chương trình gần phát sóng, những “trái bom” mới bắt đầu được “kích nổ”.
Rap Việt mùa 03 cũng không còn “cưỡng ép” khán giả phải tải app Vie On để xem trong thời điểm đầu. Họ đã “hiểu vấn đề” để quay trở lại cách làm truyền thống là công chiếu trên Youtube. Mình vô cùng hoan nghênh việc này vì như trong bài phân tích trước, tuy ủng hộ việc “không xem chùa” nhưng bây giờ chưa phải thời điểm thích hợp để thay đổi hành vi người dùng Việt Nam.
Dạo quanh các fanpage hay gõ từ khóa liên quan đến “Rap Việt” cũng không còn thấy những pha truyền thông “tự hủy” như mùa 02 (ngoại trừ spoil… có chủ đích). Đây cũng được xem như nỗ lực đáng khen trong việc BTC Rap Việt mùa 03 (1) đã nhận thức đúng vấn đề hoặc (2) đã kiểm soát được nội dung sai lệch thông tin gây nhiễu dư luận như Rap Việt mùa 02.
Điểm trừ duy nhất trong phần này đó là tuy giản lược hợp lý là vậy, thế nhưng có vẻ như họ lại đang quá lạm dụng Rap Việt để quảng cáo cho các game show khác.
Mình không tin các BGK, HLV không đủ “thời gian”, “kiến thức” để nhận xét chuyên môn. Nếu xem kỹ Rap Việt qua 03 mùa, các bạn có thể thấy đây là mùa có ít nhận xét mang tính chuyên môn nhất.
Nếu nói lý do không nhận xét chuyên môn để tiếp cận tới đông đảo người xem vì không phải đối tượng nào cũng hiểu về rap để hiểu BGK, HLV đang nói gì, điều này có thể tạm chấp nhận.
Nhưng, sự liên kết trong các màn đối thoại, sự thống nhất trong cách nhận xét hay thậm chí lựa chọn thí sinh giữa các BGK, HLV dường như không có như 2 mùa trước. Hoặc có thể chương trình đã cắt để nhường sân cho quảng cáo. Nhưng, nếu quả đúng như thế thật thì có lẽ đây sẽ là điểm trừ không đáng có của Rap Việt mùa 03. Mặc dù, xét tổng thể thì đây cũng không phải yếu tố chính để khiến chất lượng chương trình giảm sút.
3. Công thức kéo đẩy:
Rap Việt đã áp dụng tốt công thức “kéo đẩy” trong vòng 01 khi:
* Tập 1 bùng nổ với các nhân tố mới, thậm chí gây tranh cãi nhưng đa số là tích cực (Pháp Kiều, Cadmium).
* Tập 2 bùng nổ theo kiểu gây tranh cãi tiêu cực (Rhyder, Alen, Dubbie).
* Tập 3 không có gì nổi bật. Nhưng tiêu đề vẫn phải giật tít HIEUTHUHAI để thu hút người xem.
* Tập 4, 5, 6 các thí sinh “quái vật” lần lượt xuất hiện theo cấp độ tăng dần.
Chiến thuật là: BTC Rap Việt mùa 03 sắp xếp các tập theo thứ tự với những phân tích trên nhằm mục đích tập sau đẩy view cho tập trước. Dựa trên tâm lý người xem thông thường sẽ xem tập mới nhất trước, họ thấy hấp dẫn sau đó sẽ mò lại các tập sau để xem tiếp.
Đây là chiến thuật không mới nhưng luôn đem lại hiệu quả cao cho các nội dung trên MXH.
II. Các giai đoạn truyền thông (tính theo vòng thi)
04 vòng thi của Rap Việt mùa 03 tương ứng với 04 giai đoạn truyền thông chính. Lưu ý, đây cũng là nguyên nhân chính khiến Rap Việt 2023 đạt được thành công mạnh mẽ. Rap Việt mùa 03 là case study minh chứng cho sự đầu tư truyền thông bài bản của 1 case marketing theo dạng sự kiện.
Nghĩa là, Rap Việt mùa 03 đã hòa trộn tốt cả 2 yếu tố, bao gồm: (1) tính thời sự, trending và (2) sự nhanh gọn của 1 sự kiện offline. Họ dựa trên các chỉ số phân tích các lượt thảo luận trên Social Media để “chốt kết quả” sau cuối. Điều đáng nói đó là đội ngũ truyền thông Rap Việt mùa 03 đã quá nhạy bén để đưa ra những quyết định chính xác, hợp lý, tránh tối đa tranh cãi không đáng có xảy ra.
Trước khi phân tích chi tiết từng vòng thi, mình cần phải nói thêm đó là ekip Rap Việt mùa 03 “có vẻ như” đã tự “tung hỏa mù” bằng cách spoil có chủ đích trước mỗi vòng. Các bạn có thể thấy rõ nếu để ý kỹ, đặc biệt là ở vòng 03 ở những bảng đấu mạnh và vòng 04.
1. Giai đoạn 01 (vòng chinh phục) – Hâm nóng
Trước khi Rap Việt mùa 03 phát sóng mọi thứ đều tĩnh lặng (với khán giả đại chúng). Các thông tin liên quan đến dàn BGK, HLV, DJ dường như chưa đủ lực để thu hút những dạng khán giả này quan tâm.
Đó là lý do Pháp Kiều xuất hiện trong thân phận LGBT. So với showbiz hay rap, vấn đề giới tính luôn được cả xã hội quan tâm. Mức độ quan tâm ở đây mang tính phổ biến vì dù muốn hay không, chỉ cần bước chân ra đường, tương tác trên mạng xã hội (MXH) bạn cũng có thể “chạm mặt” những người thuộc cộng đồng LGBT.
Đó là lý do Cadmium xuất hiện với tư cách là thí sinh trẻ tuổi nhất đi thi, là học sinh chuyên Sử và rap về chủ đề lịch sử. Dĩ nhiên, trong bối cảnh giáo dục đang liên tục bị “réo tên” vì đủ thứ bất cập, thì lịch sử lại càng được xã hội quan tâm. Còn gì tuyệt vời hơn khi thế hệ trẻ ngày nay quan tâm đến lịch sử nước nhà? Hơn thế nữa lại còn đưa bộ môn này vào trong Rap. Và, còn gì phù hợp hơn nếu đặt trong bối cảnh Rap Việt mùa 03 mang thông điệp “Lấy chất liệu Việt Nam mang hơi hướng tiệm cận thế giới”, phải không?
Liền ngay sau đó, thí sinh Dubbie cũng rap về lịch sử. Nhưng, Dubbie được BTC “ưu ái” hơn khi trở thành con tốt thí thứ 2 cùng Alen khi anh bị công kích, so sánh vì rap sai nội dung, xuyên tạc lịch sử nhưng vẫn được vào vòng trong, thay vì Alen, 1 người rap về tình cảm gia đình đong đầy cảm xúc lại bị loại.
BTC Rap Việt đã “chơi dao” trong phần dàn xếp 2 trường hợp này. Để Dubbie tiếp tục được đi tiếp vì nếu so sánh 2 đề tài, Dubbie lợi thế hơn. Nhưng phần sắc nhọn có lẽ BTC không ngờ “quệt phải”, hoặc cố tình để “bị cứa”, đó là phản ứng quá dữ dội của không chỉ cộng đồng mạng mà ngay đến nhà báo cũng lên tiếng vì lyrics ngớ ngẩn của Dubbie. Sự cao trào càng đẩy lên cao khi “Alen đáng thương” bị gọi tên không ngừng cho sự tiếc nuối vô hạn.
Bản chất vòng chinh phục Rap Việt mùa 03 không có nhân tố nổi trội. Xét trên lý thuyết, nếu so sánh với mùa 01, mùa 02 thì chất lượng thí sinh không có ai thực sự nổi bật hẳn.
Như mình đã nói ở lưu ý (1) ngay đầu Podcast, sự thành công của Rap Việt mùa 01, mùa 02 (vòng chinh phục) đến từ “thuần Rap” hay tài năng thực sự của mỗi thí sinh. Sơ sơ, chúng ta có thể kể đến MCK, Sol7, Seachain… Còn với Rap Việt mùa 03, thí sinh vẫn tài năng nhưng chưa đủ “dừ”. Sự thành công của Rap Việt mùa 03 mà trong bối cảnh đang nói đến vòng chinh phục đến từ các vấn đề nổi cộm:
✅ Vấn đề giới tính (Pháp Kiều).
✅ Lịch sử (Cadmium, Dubbie, Mikelodic).
✅ Kỹ năng Rap (Rhyder).
✅ Loạt thí sinh cũ từ các mùa trước (Dlow, Hydra, Lor, TEZ…)
✅ Dramas giữa HLV và thí sinh kiểu “đoán già đoán non” người này về đội ai, sẽ phát triển đến đâu, như thế nào…
Tất cả các yếu tố này đều mang tính bổ trợ giúp chương trình tạo hiệu Worth of Mouth Marketing (WOMM) tốt hơn mà thôi. Đây cũng là luận cứ cho quan điểm của mình khi nói: Rap Việt là case marketing bởi được ứng dụng nhiều kỹ thuật, hiệu ứng truyền thông để thu hút khán giả.
Thêm 1 yếu tố phụ nữa mà mình cho rằng nó cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hâm nóng trong giai đoạn này, đó là reaction của rapper LJ và “đồng bọn”. Trong các tập reaction có rapper BabyRed, anh nhận xét với ngôn từ rất tục và thẳng thắn. Nhưng điều đó lại vô tình giúp Rap Việt mùa 03 trở nên “đáng xem” hơn vì… tò mò xem các thí sinh tại sao bị họ chê tơi tả đến như vậy.
2. Giai đoạn 02 (vòng đối đầu) – Cao trào
Mọi thứ bắt đầu “đốt cháy” với bộ đôi “Rhyder – Dubbie” được HLV ghép chung cặp. Cá nhân mình thấy đây là cặp đôi thú vị bởi cả 2 nhân vật này đều thuộc top những thí sinh bị chỉ trích sau vòng 01. Mỗi người đều có cho mình 1 lượng “antifan”, “hater” riêng. Nhưng có lẽ, Rhyder đang “chiếm trọn spotlight” hơn cả vì “mang danh” thí sinh cuộc thi hát (The Voice Kids) cùng màn trình diễn không có tính Rap, chỉ đơn thuần là hát ở 2 vòng liên tiếp khiến anh tiếp tục là tâm điểm bàn tàn của dư luận.
Dĩ nhiên, BTC sẽ rất vui khi Rhyder có nhiều “antifan”, “hater” hay đại loại thế. Bởi khán giả càng chỉ trích, độ nổi tiếng của chương trình càng tăng và tăng không ngừng. Độ lan tỏa mạnh mẽ đến mức mà trên Podcast “Người trong muôn nghề”, khách mời là nam rapper gạo cội MC ILL cũng phải thẳng thắn phê bình. Vậy là, Rap Việt kỳ này lại có thêm 1 kênh truyền thông nữa. Thật quá tuyệt vời cho hình thức truyền thông Word of Mouth Marketing (WOMM)!
Cùng với hình thức truyền thông WOMM, Rap Việt mùa 03 đã sử Framework Marketing là mô hình STEPPS. Mình sẽ phân tích ngay trong phần này vì Rhyder hay Mikelodic là “vật chủ” lý tưởng để 2 hình thức/mô hình truyền thông này hoạt động hiệu quả.
(1) Về WOMM:
Về hình thức WOMM:
Ekip Rap Việt mùa 03 đã áp dụng 3/7 hình thức của WOMM cho trường hợp của Rhyder, bao gồm:
⭐ Hình thức 1: Buzz Marketing – Marketing Bằng Tin Đồn
✅ “Ê, Quang Anh The Voice Kids đi thi Rap kìa bọn mày.”
✅ “Trời, Rap gì mà trông như hát vậy?”
✅ “Chương trình nên đổi tên thành Hát Việt thay vì Rap Việt.”
✅ “Mikelodic/Rhyder đang hát Melody, đây không phải Rap Melodic.” (chú ý ví dụ này vì nó ngược lại với hiệu ứng truyền thông mình sẽ phân tích bên dưới)
Buzz Marketing là hình thức làm rò rỉ thông tin, tin đồn giật gân, gây shock tưởng như ngoài sự cố nhưng thực chất là cố ý để gây xôn xao, bàn tán của dư luận.
Ekip Rap Việt mùa 03 đã sử dụng 2/6 loại Buzz Marketing là:
* Unusual (điều bất thường):
✅ “Rhyder đang rap hay hát nhỉ? Có điều gì đó sai sai.”
✅ “Alen rap tốt như thế mà bị loại. Thật đáng tiếc.”
* Remarketer (đáng chú ý):
Loại này ekip Rap Việt mùa 03 đã sử dụng với khá nhiều thí sinh. Nhưng điển hình nhất vẫn là trường hợp bị loại của Alen. Còn với Rhyder, chiến thuật này được áp dụng với anh qua mỗi vòng. Đặc biệt là trong vòng 03 khi Rhyder được “đồn” là đã biết Rap. Từ đó, tạo ra sự kiện đáng chú ý, đáng mong chờ.
Song, chúng ta đều biết đây là chương trình về Rap. Chúng ta cũng biết Rhyder đang hát chứ không phải Rap. Chúng ta cũng biết Mikelodic đang Rap hay hát Melody. Điều Rap Việt mùa 03 muốn không phải là câu trả lời từ cộng động mạng vì họ có cả ekip sản xuất chuyên nghiệp làm điều đó. Cái họ muốn là chúng ta tiếp tục tranh luận về những sự cố nực cười tưởng chừng như BTC casting “nhầm người”.
Nhưng, cũng thật may vì Rhyder, Mikelodic không có quan hệ quen biết với ai trong số BGK, HLV trước đó (như Blacka hay Huỳnh Công Hiếu). Đây cũng chính là điều kiện cần để có thể áp dụng được kỹ thuật truyền thông này.
⭐ Hình thức 2: Viral Marketing – Marketing Lan Truyền
Sau khi thực hiện xong Buzz Marketing, việc còn lại là để cho “sản phẩm” (Rhyder) trở nên Viral. Điều kiện cần ở đây là Rhyder phải hát tốt, hát hay, ngoại hình sáng, kỹ năng trình diễn ổn… Thật may, “sản phẩm” này đáp ứng được các yếu tố đó. Vậy nên, các clip TikTok được cắt ghép liên tục ra đời tạo thành Viral Marketing.
⭐ Hình thức 3: Community Marketing – Marketing Cộng Đồng
Một khi đã “buzz” và “viral” được rồi thì giờ hãy để “community” tự do thảo luận, bàn tán cho sôi động thôi. Lúc này, đội truyền thông Rap Việt mùa 03 chỉ cần theo dõi sát sao diễn biến, seeding mồi vài miếng cơ bản để điều hướng dư luận không đi chệch quỹ đạo là ổn. Tiếp tục giữ WOMM cho Rhyder đến tận vòng chung kết là hoàn thành nhiệm vụ.
Về nguyên tắc WOMM:
Đội ngũ truyền thông Rap Việt mùa 03 đã áp dụng 1 vài nguyên tắc WOMM cần có và cần tránh như sau:
⭐ Nguyên tắc 1: Sản phẩm này có gì đặc biệt?
Giữa 1 rừng thí sinh biết rap, kỹ năng rap tốt tự dưng nổi lên 1 người biết… hát? Mà kỹ năng hát cũng không tệ, anh ta lại có tố chất ngôi sao, làm chủ được sân khấu. Trong tương lai, dù không thành Rap Star thì ít nhất cũng là mảnh ghép vàng trong showbiz Việt.
Trong khuôn khổ Rap Việt mùa 03, đó là điểm đặc biệt của Rhyder. “Bất thường đặc biệt trong bình thường đại trà.”
⭐ Nguyên tắc 2: Đơn giản hóa nội dung muốn truyền tải
Thay vì phân tích kỹ thuật rồi đủ thứ hầm bà lằng khác, Rap Việt mùa 03 đã đơn giản hóa bằng 2 điểm đối lập mà ai nghe qua cũng hiểu ngay:
✅ Rhyder rốt cuộc đang rap hay hát?
✅ Mikelodic đang Rap Melodic hay hát Melody?
Và thế là đủ để các “anh hùng bàn phím” tha hồ “cào phím”, “chém gió” tạo ra những cuộc tranh luận sôi nổi đầy thú vị.
⭐ Nguyên tắc 3: Cho họ lý do để bàn tán
Mình sẽ không nói sâu về phần này vì nó là tổng hợp của 2 nguyên tắc trên.
⭐ Nguyên tắc 04: Không để mọi người (khán giả) quên nói về sản phẩm
Thực ra, nguyên tắc 04 là 1 trong những điều cần tránh khi làm WOMM. Việc tiếp tục để Rhyder hát ở vòng đối đầu và vòng chung kết 01 đã tuân thủ nguyên tắc này. Trên Social Media, Rhyder chưa bao giờ hết hot với câu chuyện đi thi Rap nhưng chỉ biết hát của mình.
Và dường như những gì cộng đồng mạng hay khán giả nhắc đến/nhớ đến về Rhyder chỉ có thế.
(2) Về STEPPS:
Ekip Rap Việt mùa 03 đã áp dụng Framework Marketing này cho toàn bộ game show. Nhưng trong khuôn khổ hạng mục này, mình vẫn chỉ tập trung vào 2 ví dụ là Rhyder và Mikelodic.
| Hoặc các bạn cũng có thể tham khảo thêm Case Marketing của Biti’s với MV “Lạc Trôi” – Sơn Tùng M-TP để hiểu rõ hơn nhé. |
STEPPS được phát triển bởi Jonah Berger, tác giả của cuốn sách Contagious: Why Things Catch On. STEPPS là một công thức để tạo ra nội dung lan truyền thu hút mọi người trò chuyện và chia sẻ (hay gọi tắt là viral). Bạn có thể thấy mô hình framework marketing STEPPS này tập trung vào phần tâm trí, cảm xúc hay gọi vui là “thao túng tâm lý” khách hàng.
Mô hình STEPPS đã được ứng dụng trong Rap Việt mùa 03 như thế nào?
⭐ S – Social Currency (Sự công nhận của xã hội):
Tính “S” nhắm đến insight thích được khen ngợi, công nhận của con người. Với các thí sinh Rap Việt mùa 03 khác thì cộng đồng mạng thực sự không đủ trình để phân tích kỹ thuật, kỹ năng được ứng dụng trong bài nhạc nếu không phải “dân ngành”.
Ekip Rap Việt mùa 03 đã giúp họ có cơ hội làm điều đó bằng cách làm mọi thứ “bất thường một cách lộ liễu” nhất có thể.
Và đó là lý do 1 bộ phận biết rõ Rhyder đang hát, cố gắng thanh minh lại với rap fan mới đây không phải Rap Melodic tạo ra câu chuyện “bộ quần áo mới của nhà vua”. Nó cũng dẫn đến hiệu ứng truyền thông Social Proof mà mình sẽ phân tích bên dưới.
Trường hợp Mikelodic tuy không thật sự rõ ràng nhưng cũng khiến nhiều người “ngứa tay” thích chứng tỏ phân tích này nọ.
À, hình như trong vụ này JustaTee cũng bị “gọi hồn” thì phải.
⭐ T – Triggers (Gắn thông điệp với những yếu tố dễ gợi nhớ):
“Rái – đơ”.
“Lại là đi chì hao (DG House)”.
Ngoài việc mặc định Rhyder đang hát (hát thông điệp dễ nhớ), thì 2 câu trên cũng chính là nội dung (dù vô tình hay cố ý) được sử dụng rất nhiều qua các vòng thi trong Rap Việt mùa 03.
Điều thú vị ở đây đó là: 2 câu trên giống như 2 câu “signature” mà mỗi Rapper vẫn thường sử dụng đầu mỗi bài nhạc. Nhưng trong STEPPS, nó cũng là 1 triggers.
⭐ E – Emotion (Cảm xúc):
Vì ngay từ đầu, vấn đề gây tranh cãi của Rhyder vốn không phải điều gì quá “kinh thiên động địa”. Chính vì thế, mặc dù cho tất cả các cảm xúc mạnh cả tích cực và tiêu cực đều xuất hiện trong case này nhưng cán cân không lệch hoàn toàn về bên nào. Mọi thứ đều được đảm bảo, trong tầm kiểm soát và trên hết là đáp ứng được yếu tố “E” trong mô hình “STEPPS”.
⭐ P – Public (Công khai):
Đương nhiên! Rap Việt mùa 03 phát sóng cả nước qua mọi phương tiện truyền thông thì quá là “public” rồi. Đó là chưa kể Rhyder vẫn “trụ lại” được đến tập cuối cùng cũng là minh chứng cho ekip Rap Việt mùa 03 đã làm truyền thông đến cùng với mô hình STEPPS.
⭐ P – Practical Value (Giá trị thực tiễn)
Công bằng mà nói, với 1 Rapper thì thứ Rhyder còn thiếu là kỹ năng Rap. Anh ta không phải trường hợp quá tồi tệ đến nỗi khán giả không nghe lọt tai hay đến mức phải chuyển kênh. Vậy có đúng không nếu nói Rhyder không mang lại giá trị thực tiễn nào cho 1 game show truyền hình?
Tất nhiên, câu trả lời là: Không.
⭐ S – Stories (Câu chuyện):
Câu chuyện về chú bé cách đây 10 năm đi thi The Voice Kids, 10 năm sau quay trở lại thi Rap Việt mùa 03. Đây là minh chứng cho sự đam mê với âm nhạc, ngọn lửa bất diệt… Blah blah…
Câu chuyện về việc Rhyder còn trẻ, còn cần thêm cơ hội mài giũa và những game show là bệ phóng… Blah blah…
Đã có quá nhiều những câu chuyện tại Rap Việt mùa 03!
Thông qua phân tích về WOMM và STEPPS, các bạn hẳn cũng có thể thấy việc Rhyder “bị chửi” chỉ giống như 1 trò chơi. Thậm chí, nếu không xét về bản chất thực sự kỹ năng của Rhyder, nó vẫn chưa phải là vấn đề “đủ lớn” để gây rúng động MXH.
Về phần này, ekip Rap Việt mùa 03 đã kiểm soát dư luận tốt.
3. Giai đoạn 03 (vòng bứt phá) – Cao trào
Có thể nói, tổng kết lại khi Rap Việt mùa 03 kết thúc thì vòng 02, vòng 03 là những vòng cháy nhất, hay nhất, chiến nhất. Các tiết mục không chỉ được dàn dựng công phu từ sân khấu, biên đạo cho đến các bản phối chỉn chu mang đến trải nghiệm thính giác mới lạ cho khán giả. Trên hết, Rap Việt mùa 03 tiếp tục sử dụng “chiêu bài cũ”, đó là: Đứng trên vai người khổng lồ để đẩy sức nóng của chương trình lên cực điểm.
Nếu ở Rap Việt mùa 01, mùa 02, chúng ta chỉ có 1 người khổng lồ là MC Trấn Thành, thì trong Rap Việt mùa 03 vai trò ấy đã được chuyển sang cho rất nhiều nhân tố mới. Cụ thể:
(1) Nhân tố con người (cá nhân):
✅ Wrxdie – Tốt gỗ hay nước sơn (Minh Lai)
✅ HIEUTHUHAI – Một công đôi việc (HURRYKNG)
✅ Hoàng Tôn – Nhà văn vở (SMO)
✅ Dương Hoàng Yến – Say bye (Pháp Kiều)
✅ Hiệu trưởng THPT Công Nghiệp Hòa Bình (người mẹ thí sinh) – Rolling Down (Captain)
Nếu Rap Việt mùa 01, 02 hay King of Rap chỉ đưa phụ huynh lên sân khấu giao lưu hỏi đáp, đứng dưới khán đài cổ vũ ,thì Rap Việt mùa 03 đã “mạnh tay” mời họ lên hát.
Cá nhân mình đánh giá đây là chiêu bài truyền thông cực đỉnh của Rap Việt mùa 03. Thậm chí, nói theo cách nào đó, sức hút của người khổng lồ “phụ huynh” còn mạnh hơn rất nhiều so với celebs còn lại. Bởi nó đánh vào insight là phụ huynh, là nhà trường, là những đối tượng cần được tiếp xúc với sự đổi mới, tươi trẻ để giáo dục hiệu quả hơn.
Cũng cần nói thêm, xu hướng hiện tại các chương trình đại nhạc hội hay show ca nhạc được tổ chức ở trường học rất nhiều từ THPT, Cao Đẳng cho đến Đại học. Vậy nên, nếu muốn Rap tiếp cận phổ cập hơn đến đại chúng, đặc biệt là thế hệ gen Y, gen X, không gì hiệu quả hơn là tổ chức show diễn văn minh tại chính môi trường giáo dục, thay vì chỉ tập trung vào bars, clubs, đại nhạc hội ngoài môi trường này.
Ngoài ra, nếu thực sự thâu tóm, educate được tệp thính giả gen Y, gen X chấp nhận nhạc Rap như 1 bộ môn nghệ thuật “bình thường” thì việc bán vé, thu lợi nhuận từ Concert sau này của các nghệ sĩ cũng khả quan hơn. Đơn giản vì phụ huynh sẽ “thoáng hơn” trong việc (chi tiền) cho con mình tham gia concert, mua vé, mua các món đồ, giao lưu cùng thần tượng. Từ đó, thúc đẩy Merchandising phát triển mạnh mẽ hơn tại Việt Nam. Tất cả những hoạt động này là 1 chuỗi dây chuyền liên kết với nhau để giúp cho nền giải trí âm nhạc tại Việt Nam kịp sánh ngang với các nước trong khu vực hay về sau là vươn ra thế giới (đúng với tiêu chí chương trình).
Và, mình cũng phải nhắc lại là phải văn minh. Đó là lý do đầu tiên cho việc tại sao năm nay Rap Việt lại “đề cao” luật không xưng hô “mày” – “tao”. Mặc dù trước đó, theo Đại diện truyền thông Vie Channel – Đơn vị đầu tư và sản xuất Rap Việt, cho biết: “Đó là quy định của chương trình đã có từ mùa 01, mùa 02”.
Nói gì thì nói, nếu muốn được số đông chấp nhận thì đừng làm mọi thứ quá “dị thường” và “khác biệt”. Bước đầu tiên, hãy cứ để mọi thứ được số đông chấp nhận và tán thành, phô diễn những mặt tích cực trước nhất. Các bước tiếp theo, bằng chuyên môn, khả năng và dữ liệu lớn, chúng ta sẽ tự biết cần làm gì để mọi thứ đi về đúng bản chất vốn có của nó.
Dù 03 mùa Rap Việt đã trải qua nhưng thực sự cho đến thời điểm hiện tại, bộ môn nghệ thuật này vẫn còn “mới mẻ” đối với đại bộ phận người Việt, “non trẻ” nếu so sánh với thế giới. Vậy nên, điều mỗi người cần tự ý thức để làm được, đó là: Kiên nhẫn và bền bỉ.
(2) Nhân tố con người (những sự phối kết hợp):
Mình sẽ không tiện liệt kê thông tin cụ thể vì quả thực những sự phối kết hợp này rất đa dạng và công phu. Thay vào đó, các bạn có thể tìm hiểu qua tên các tiết mục chính:
✅ Thầy bói xem voi (DT Tập Rap): Có ca sĩ hỗ trợ, guitar và guitar điện, trống
Rap x Rock
✅ Người miền núi chất (Double2T): Nguyên dàn vũ đoàn biên đạo màn nhảy sạp.
Rap x Nhảy sạp
✅ Sống cho hết đời thanh xuân 4 (Huỳnh Công Hiếu): Có ca sĩ hỗ trợ và violin
✅ Sau bức màn nhung (Yuno Bigboi): Có ca sĩ hỗ trợ
Rap x Cải lương
Tất cả những sự phối kết hợp này thực sự vô cùng cầu kỳ và công phu. Cá nhân mình đánh giá đây là 1 trong những sự đổi mới – sáng tạo “đắt” nhất mà Rap Việt mùa 03 có thể thực hiện.
Một trong những lý do theo mình nhìn nhận thì không phải mùa nào cũng có những thí sinh phù hợp để Rap kết hợp với Rock hay Cải lương. Và, cũng không dễ gì để tìm được người phù hợp đảm nhiệm cho cái vai trò phối hợp đó.
Dù sao, vẫn lại nếu xét trên góc độ trình diễn nghệ thuật và phù hợp thị hiếu đám đông, đây vẫn là sự sáng tạo đáng trân trọng của BTC Rap Việt. Nhưng, nếu xét về góc độ chuyên môn thì có 1 vài tiết mục mình cho là không thực sự hợp lý. Nhưng, mình sẽ không đưa ra quan điểm vì không có đủ chuyên môn để đánh giá, đây chỉ là góc nhìn từ khán giả trung lập.
Nhìn chung, trong vòng 03, yếu tố “người khổng lồ” với nhân tố là con người (cá nhân) đã giúp chương trình WOMM mạnh hơn. Spotlight tập trung chủ yếu vào 2 “át chủ bài” là Wrxdie, HIEUTHUHAI mà nếu bạn nào theo dõi sẽ biết cụ thể. Kết hợp với các màn trình diễn kết hợp công phu khác giữa trống, guitar điện, violon, nhảy sạp, cải lương… Tất cả tạo nên 1 vòng 03 đẩy sức nóng lên đến cao trào.
4. Giai đoạn 04 (vòng chung kết) – Hạ nhiệt
Sau vòng chung kết 01, chúng ta có thể thấy không có tiết mục nào quá bùng nổ hay dramas nào để “hóng”. Ngoại trừ 1 vài “người khổng lồ” khác feat cùng thí sinh như: Myra Trần, Sofia, Lil’Wuyn, Bùi Công Nam. Trong giai đoạn này, sức nóng chuyển sang những thông tin mà theo mình, BTC Rap Việt mùa 03 cố ý “tung hỏa mù” để gây lũng loạn thông tin như spoil tùm lum kết quả sau cuối hay tung tin đêm chung kết 02 đã được quay trước và chỉ phát lại trên sóng truyền hình, kênh Youtube và app.
Đêm chung kết vốn luôn được khán giả mong chờ, các thí sinh lúc này có lẽ cần “sạch sẽ” thay vì có thêm những hoài nghi, tranh cãi. Vậy nên, giai đoạn này BTC Rap Việt mùa 03 đã hạ nhiệt truyền thông, khán giả cũng đã hết thứ để bàn luận. Lúc này, vấn đề cần được chú tâm hơn là giải quyết khủng hoảng truyền thông (nếu có) sau khi công bố giải, tập trung triển khai tổ chức cho Concert Rap Việt 2023.
III. Hiệu ứng truyền thông được sử dụng trong Rap Việt mùa 03
Thật ra, 1 vài phương thức truyền thông trong Rap Việt mùa 03 đã được mình phân tích cụ thể trong phần II. Trong phần III, mình sẽ nói về hiệu ứng truyền thông “Social Proof (bằng chứng xã hội)”. Và xin lưu ý, phần phân tích này sẽ gắn liền với tính “xã hội học” trong phần tiếp theo.
Trong phần này, chúng ta sẽ có thêm nhân vật mới là HLV Thái VG, người “tượng trưng” cho Social Proof.
Đối với hiệu ứng truyền thông Social Proof, ví dụ và cách thức nó hoạt động sẽ ngược lại với hình thức truyền thông WOMM.
1. Social Proof (Bằng chứng xã hội):
Social Proof là 1 trong 7 nguyên tắc thuyết phục được đề cập đến trong cuốn sách: “Ảnh hưởng – Tâm lý thuyết phục” của tác giả Robert Cialdini, bao gồm:
Reciprocity (Có đi có lại)
Scarcity (Sự khan hiếm)
Authority (Quyền hạn)
Commitment and Consistency (Cam kết và nhất quán)
Liking (Thích)
Unity (Sự thống nhất)
Social Proof (Bằng chứng xã hội)
Trong mô tả chi tiết, Robert Cialdini đưa ra định nghĩa như sau:
“Con người thường coi một hành vi là đúng hơn trong một tình huống nhất định ở mức độ mà họ thấy những người khác thực hiện hành vi đó. Trong những tình huống mà chúng ta không chắc chắn 100% về việc phải làm, chúng ta tìm kiếm sự trấn an hoặc “hành vi đúng đắn” để giúp chúng ta đưa ra quyết định.”
Theo thống kê, có khoảng 11 loại Social Proof khác nhau tồn tại. Trong Rap Việt mùa 03 đã có ít nhất 05 loại Social Proof được sử dụng, lần lượt là:
(1) 03 loại Social Proof đầu tiên:
* Wisdom of the crowd (Trí tuệ của đám đông)
* Expert Social Proof (Bằng chứng xã hội từ chuyên gia)
* Celebrity Social Proof (Bằng chứng xã hội từ người nổi tiếng)
Wisdom of the crowd là loại bằng chứng xã hội cho thấy có rất nhiều người theo dõi, tán thành và giới thiệu một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó nếu được đám đông cho là đúng. Chúng ta sẽ có xu hướng cho rằng nhiều người làm hoặc nghĩ như vậy, điều đó ắt hẳn phải đúng.
02 thể loại còn lại là Expert và Celebrity các bạn hãy tiếp tục theo dõi để hiểu bản chất case này.
Chúng ta sẽ phân tích trong 03 thể loại Social Proof này xoay quanh Rhyder, Thái VG và khán giả.
Nếu đã từng nghe (nên nghe) tập Podcast của MC ILL trên “Người trong muôn nghề”, các bạn sẽ thấy có đoạn Rapper kỳ cựu này so sánh, ẩn dụ câu chuyện “bộ quần áo mới của nhà vua” với câu chuyện rap hay hát của Rhyder và nhận xét của HLV Thái VG.
MC ILL đã cụ thể hóa Social Proof (wisdom of the crowd) bằng câu chuyện cổ tích. Còn mình sẽ phân tích nó học thuật, chi tiết hơn.
Ekip Rap Việt mùa 03 đã quá khôn ngoan khi lựa chọn để HLV Thái VG là người nhận xét cho phần thi vòng 02 của Rhyder:
“Với tôi, ca khúc này khá sôi động, rất có thể tạo nên xu hướng. Nhưng nó không phải là phong cách âm nhạc tôi trông đợi. Em hiểu đây là rap Việt. Nhưng hầu hết các ca khúc em lại chỉ hát. Tuy nhiên tôi thấy ca khúc cũng đáp ứng xu hướng nhạc hiện nay”.
Mình cần phải nhấn mạnh rằng trước thời điểm HLV Thái VG đưa ra nhận xét, đại bộ phận khán giả đại chúng sẽ không đủ khả năng hoặc không thực sự quan tâm về sự khác nhau giữa hát Melody và rap Melodic. Trong khi, một bộ phận khán giả có “chuyên môn hơn”, hiểu biết về 2 thể loại này đã phản bác, đồng thời đồng tình với quan điểm của HLV Thái VG.
Sự việc càng trầm trọng hơn khi BGK quyết định để Rhyder được vào vòng 03.
Cao trào sự việc bắt đầu, đây chính là tiền đề cho WOMM.
Nếu với hình thức đầu tiên của WOMM là Buzz Marketing mà ekip Rap Việt mùa 03 đã sử dụng để tạo ra những tranh cãi/thảo luận trên MXH. Thì Social Proof (Wisdom of the crowd) chính là mồi lửa.
✅ Đám đông: “Ủa, tao tưởng trong chương trình Rap thì làm gì cũng là đang… rap?”
✅ Đám đông: “Chúng mày chẳng biết gì cả, chỉ có “người khôn” mới “đủ sức nhận ra” đây là Rap Melodic.”
Cho đến khi, HLV Thái VG người có đủ chuyên môn, một Rapper thuần chủng xuất hiện và nhận xét đây không phải rap, đây là hát, toàn là hát.
HLV Thái VG trong hoàn cảnh này vừa đóng vai một Social Proof (loại chuyên gia và người nổi tiếng), kiêm luôn cả “người khổng lồ”. Anh ấy có đủ uy tín, sức mạnh và kiến thức để nếu có bị cộng đồng “bật lại” cũng đủ sức “cân kèo”. Nhưng tất nhiên, chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra vì lời anh Thái VG nói là sự thật. Hơn nữa, HLV Thái VG được “trịnh trọng mời” về trong sự kính nể của giới Rapper cũng như BTC Rap Việt mùa 03. Vậy nên, sẽ không bao giờ có chuyện họ để anh ấy dính vào những lùm xùm, rắc rối không đáng.
Lúc này, khán giả mới bắt đầu ngẫm lại và tự hỏi: “Rhyder đang hát Melody hay rap Melodic nhỉ?”
Và từ đây, chiến dịch WOMM ra đời như mình phần tích ở mục II. Nó khiến người ta liên tục bàn tán mãi không thôi cho đến tận khi kết thúc chương trình.
Thật sự ekip của Rap Việt mùa 03 đã truyền thông quá bài bản. Từ khâu chọn đối tượng để làm “vật chủ” cho Social Proof cho đến các hiệu ứng truyền thông trong WOMM, mọi thứ đều liên kết thành chuỗi thống nhất chặt chẽ.
Tiểu kết:
Trong phần này, chúng ta có thể thấy ekip Rap Việt mùa 03 đã ứng dụng đến 3 loại Social Proof là:
* Wisdom of the crowd (Trí tuệ của đám đông): Đám đông ở đây là khán giả đại chúng, không phân biệt phe phái.
* Expert Approval: HLV Thái VG
* Influencer Approval: HLV Thái VG
(2) 04 loại Social Proof tiếp theo:
* Expert Approval (Xác nhận từ chuyên gia)
* Influencer Approval (Xác nhận từ người nổi tiếng)
* Credentials or Certifications (Xác thực hoặc Chứng nhận)
* Data and Numbers (Dữ liệu và Con số)
Mình gộp chung 04 thể loại này vì nó liên quan đến toàn bộ quá trình truyền thông của Rap Việt mùa 03, đặc biệt là giai đoạn tiền chương trình, vòng 01, vòng 02, vòng 03.
Đối với BTC Rap Việt:
Qua các mùa Rap Việt, mình để ý thấy content khi công bố các BGK, HLV, DJ của BTC đều có dòng “/tên người/ đã xác nhận tham gia”.
Với nhiều người, đây chỉ là yếu tố rất nhỏ, nhưng với người làm truyền thông thì nó là 02 thể loại của Social Proof là Expert Approval và Influencer Approval.
Chữ “xác nhận” mang tính uy tín cao và không phải ngẫu nhiên họ lại đặt nó vào trọng tâm cho content công bố chính thức. Thậm chí, các bài truyền thông nhá hàng trước đó đều nhằm khơi gợi, giúp khán giả liên tưởng về 1 sự “công nhận” hay “xác nhận” chính thống. Thay vì, loạt bài seeding, thông tin mập mờ mà mình đoán nó có nguyên cả “tuyến bài” mà đội ngũ truyền thông đã làm chỉ để phục vụ cho 02 thể loại Social Proof này.
Đối với BGK, HLV, DJ:
Đó là nhiệm vụ của BTC, về phía các thành phần trên, họ cũng “phải có” trách nhiệm làm điều tương tự cho đến hết chương trình. Nếu các bạn để ý sẽ thấy hàng tuần vào những khoảng thời gian nhất định, trên tường trang cá nhân hoặc fanpage của các BGK, HLV sẽ đăng tải các content nào đó có liên quan đến Rap Việt. Dù dưới bất kỳ hình thức, thể loại hay cách truyền đạt nội dung như thế nào, chỉ cần liên quan đến Rap Việt là được.
Điều này rất tốt cho tệp fans của họ. Vì đó là minh chứng cho sự ủng hộ, hào hứng, hãnh diện, tự hào, vui vẻ, lạc quan… của họ khi được tham gia Rap Việt. Tất cả những cảm xúc tích cực này rất thuận lợi cho chính họ và kích thích ham muốn, tò mò cho các tập sau và sau đó nữa. Họ muốn xem HLV mình sẽ xử lý như thế nào trong từng tập? Liệu idol của mình có thắng thế trong cuộc đua này không?…
Đặc biệt, tất cả những nội dung, phản ứng, cảm xúc này đều kích thích số lượng người đăng ký casting cho Rap Việt các mùa tiếp theo. Nói cách khác, đây là cách đo lường của BTC Rap Việt cho nhu cầu mong muốn thưởng thức hoặc tham gia chương trình của khán giả, các rapper trẻ khác. Và, cùng với việc Rap Việt mùa 03 hợp tác với nhiều nghệ sĩ quốc tế, thông điệp cũng mang tính quốc tế thì khả năng cao các mùa sau cũng sẽ có “yếu tố quốc tế nào đó” xuyên suốt chương trình.
Bonus: Về thể loại Data and Numbers, nếu để ý các bạn cũng sẽ thấy ekip Rap Việt thường xuyên sử dụng thông qua các bài content “khoe” số lượng người xem đạt đỉnh, nhiều nhất… Hay như các HLV sẽ khoe thành tích bài Rap của họ đang đạt thứ hạng bao nhiêu trên các BXH.
Điều này cũng xảy ra tương tự với các đơn vị là đối tác của chương trình.
Đối với khán giả:
Khán giả ở đây không chỉ bao gồm khán giả đại chúng, đó còn là những tổ đội rap của các thí sinh tham dự, các fanpage, kênh Youtube truyền thông, các đơn vị báo chí hoặc bản thân việc Ba Chấm podcast đang phân tích case marketing này cũng là ví dụ. Hay thậm chí như trong mùa 03 Rap Việt đã reach sâu đến tận trường THPT nào đó. Nói chung, có rất nhiều “thể loại khán giả” mà không thể thống kê chi tiết hết.
Sau 03 mùa phát sóng, Rap Việt đã thu về được lượng lớn Credentials or Certifications từ các bộ phận này. Họ bàn tán, chia sẻ về game show này rất nhiều với những sự tích cực, có ý nghĩa. Lý do vì sao? Vì game show Rap Việt xứng đáng được công nhận (chi tiết như thế nào mình sẽ phân tích ở phần dưới).
Note:
⭐ Ngoài ra, xét trên tổng thể hiệu ứng truyền thông Social Proof mà ekip Rap Việt mùa 03 triển khai còn có các thể loại khác như: Social Media Sharing, User Generated Content, User Review.
Đa phần, các thể loại này được xem như sẵn có và không cần có quy trình thực hiện quá bài bản, chằng chịt như 05 thể loại trên. Vậy nên, phần phân tích hiệu ứng truyền thông sẽ dừng lại tại đây.
⭐ Thêm nữa, đầu Podcast mình có đề cập đến luật không xưng hô “mày” – “tao” trong Rap Việt vốn đã có trước đó. Nhưng đến mùa 03 “tự dưng” lại rộ lên tạo ra các đợt Buzz nhỏ trên MXH trong khoảng thời gian đầu. Và cho đến giữa chương trình, luật này tiếp tục được nhắc lại vì 1 số bài rap có vẫn sử dụng “mày” – “ tao” trong bài thi của mình.
Thật ra, khán giả đã bị “mắc lừa” bởi luật của Rap Việt chỉ không cho phép thí sinh xưng hô “mày” – “tao” trong lyrics ở vòng Casting thôi. Nó cũng gây ra hiệu ứng hoang mang, xôn xao nhất định cho cộng đồng fan nhạc Rap. Bởi vốn dĩ họ “mặc định” Rap là phải có phần “tục” trong đó, phần” bậy” có thể tiết chế chứ nếu bỏ tất cả thì… như các bạn đã thấy, hàng loạt câu đùa châm biếm đã được cộng đồng mạng chế thành đủ loại content.
2. Chiến lược mũ
Trong Social Proof còn có 01 thể loại khác được gọi là: Case Studies (Nghiên cứu thực tế).
Chúng ta có 03 thành phần chính trong chiến lược mũ của Rap Việt, bao gồm: Show Rap Việt, các tập chính trong show Rap Việt, Concert Rap Việt.
Kể từ năm 2020, Concert và Merchandising đã trở nên phổ biến tại Việt Nam. Tiêu biểu phải kể đến Concert Rap Việt 2020, Live Concert SpaceSpeakers 2022 hay các Concert trong và ngoài nước của 1 số nghệ sĩ trong 03 năm trở lại đây.
Chi tiết về phần này, mình đã có phân tích trong Case Marketing Rap Việt mùa 02. Các bạn có thể xem lại trong nhóm này hoặc nghe trên Ba Chấm podcast để hiểu rõ hơn.
Nói qua 1 chút về concert và merchandising như vậy để các bạn hiểu trong chiến lược mũ của Rap Việt mùa 03, đích đến cuối cùng của chính 02 hoạt động này.
Xét theo thứ tự, chúng ta sẽ có Show Rap Việt -> Các tập trong show Rap Việt -> Concert Rap Việt.
Xét theo trình tự, chúng ta có các tập trong show Rap Việt là những “chiếc mũ nhỏ” để hình thành nên “chiếc mũ lớn” bao trùm là cả show Rap Việt, cuối cùng là “chiếc mũ siêu to” mang tên Concert Rap Việt.
Dựa trên kết quả, đánh giá cả show Rap Việt, BTC sẽ quyết định có tổ chức Concert cho mùa đó hay không. Như các bạn đã thấy, trong mùa 01 và mùa 03 là có Concert. Riêng mùa 02 “flop nặng” nên không có Concert nào.
Quan trọng, khi Concert diễn ra, hoạt động Merchandising cũng sẽ có và trở nên nhộn nhịp. Đây chính là thời điểm thích hợp để BTC thu về lợi nhuận cho chương trình thông qua những vật phẩm được bày bán.
Các món hàng Merchandising sẽ được “nhân giá” lên nhiều lần vì có “dấu hiệu” của thần tượng. Đó là lý do vì sao cần đánh giá kết quả từng tập trong show Rap Việt, và nó là những chiếc mũ đầu tiên. Bởi vì sao? Vì khán giả yêu thần tượng là các BGK, HLV, thí sinh trong show Rap Việt nên mới mua các mặt hàng Merchandising.
Như vậy, bản thân mỗi “chiếc mũ” đã là 1 case studies để chứng minh sự thành công của chương trình. Đây chính là chiến lược mũ mà Rap Việt mùa 03 xây dựng để hướng đến Concert, Merchandising thông qua tiền bán vé, khoản lợi nhuận kếch xù từ các vật phẩm được “nhân giá” lên gấp nhiều lần so với giá trị thực.
Đừng quên, đây mới chỉ là khía cạnh nhỏ gói gọn trong game show Rap Việt. Giá trị của chiến lược mũ còn phát huy nhiều hơn nữa với đối tác là nhà tài trợ, bảo trợ truyền thông, trang phục, thẻ ngân hàng, tàu bay… Nếu mỗi chiếc mũ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, Rap Việt sẽ ngày càng phát triển và mở rộng, cơ hội đổi mới – sáng tạo cũng khả thi hơn (vì làm gì cũng phải có tiền đầu tư, đặc biệt là với game show thể loại âm nhạc mà Vie Channel đang triển khai, thực sự có rất nhiều hạng mục ngốn tiền kinh khủng mà nếu không có tài trợ của nhiều bên thì sẽ khó để Rapper, Producer, biên đạo… có điều kiện để tự làm, tự tham gia).
Rộng lớn hơn. nếu chiếc mũ của show Rap Việt hay Concert Rap Việt càng to thì tiếng vang càng lớn cho ngành nghệ thuật, giải trí nước nhà. Như chúng ta có thể thấy chỉ với show diễn Blackpink hồi tháng 07/2023 vừa qua đã truyền cảm hứng cho rất nhiều nghệ sĩ trẻ làm Concert, sản xuất sản phẩm nghệ thuật chất lượng. Đặc biệt, sự tăng trưởng, phát triển kinh tế và du lịch cũng được cải thiện đáng kể từ những “chiếc mũ” đó.
Thật ra, ở giữa chiếc mũ các tập show Rap Việt và cả show Rap Việt còn có 1 chiếc mũ khác mà mình “cố ý” tách riêng xuống cuối phần này vì thấy nó chưa chứng tỏ được vai trò nhiều. Đó là chiếc mũ tải app, mua gói đăng ký trên Vie Channel.
Thực chất, Vie Channel đã có động thái làm điều này với Rap Việt mùa 03 ở tập 14, 15. Trước tập 16 (tập chung kết 02) vài ngày họ đã cắt gần hết các tiết mục chính và chỉ giữ lại các phần không liên quan trên các video trên Youtube. Nếu muốn xem trọn vẹn, các bạn phải mua gói đăng ký trên app hoặc website của Vie Channel.
Mình sẽ không nói về vấn đề theo hướng phân tích vì mình cũng đã nói bối cảnh và sự phù hợp của cách làm này trong phần đầu Podcast. Ý chính mình muốn nhắc đến đây cũng là 1 trong những chiếc mũ trong chiến lược mũ mà BTC Rap Việt mùa 03 đã thực hiện. Còn hiệu quả đến đâu và có thành công như cách mà Concert, Merchandising đã làm được không thì phải “nghe ngóng” thêm trong thời gian tới.
PHẦN 3. ĐIỂM SÁNG – ĐIỂM TỐI TRONG RAP VIỆT MÙA 03
I. Điểm sáng:
Sau truyền thông, điểm sáng duy nhất và cũng lớn nhất giúp Rap Việt mùa 03 tạo tiếng vang trở lại đến từ Con người.
Nếu như Rap Việt mùa 01 sở hữu dàn thí sinh mỗi người 1 vẻ cá tính, thì sang mùa 03, sự cá tính ấy đã bị BGK, HLV chiếm spotlight.
* Andree Right Hand: Tiền tài, sắc dục.
* B Ray: Cao ngạo nhưng dễ thương.
* Thái VG: Có đủ mọi đại từ nhân xưng dành cho người này (anh/cha/ông). Là người điềm đạm, biết bảo vệ và yêu học trò.
* BigDaddy: Tấu hài, nghiêm túc, hết mình trong công việc.
* JustaTee: Suy (cái này bạn nào follow nhiều mới hiểu được).
* Suboi: Trưởng thành, từ tốn hơn và ra dáng BGK hơn.
* Karik: Vẫn như cũ.
Dàn thí sinh năm nay cũng cá tính nhưng đó không phải là điểm lợi thế đối với Rap Việt 2023. Mình sẽ quy điểm lợi thế của dàn thí sinh Rap Việt mùa 03 năm này thành từng nhóm đề tài:
* Nhóm người miền núi, dân tộc: Double2T
* Nhóm giới: Pháp Kiều (LGBT)
* Nhóm tinh thần dân tộc, quê hương: Mikelodic/Long Nón Lá/Cadmium (học sinh chuyên Sử, đại diện lớp trẻ, hô hào tinh thần dân tộc)
* Nhóm trình diễn (phong cách, ngoại hình sáng): Ogenus, Rhyder.
* Nhóm khác chung đặc điểm: SMO, Richie D. ICY, Minh Lai.
Điểm khác biệt của Rap Việt mùa 03 là BGK, HLV, thí sinh đều có độ thân thiết nhất định, đúng chất “anh em rap”, tầng lớp hay vị trí đều không phân hóa quá rõ ràng như các chương trình truyền hình khác.
II. Điểm tối (mặt hạn chế):
Rap Việt mùa 03 đã thành công và để lại những ấn tượng nhất định, đó là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để đổi mới – sáng tạo và hoàn thiện hơn, BTC Rap Việt mùa 03 nên lưu ý vài điểm hạn chế sau.
1. Loại bỏ công thức cũ
Mình sẽ dùng từ “công thức”, thay vì nói BTC Rap Việt mùa 03 rập khuôn hay 1 màu.
(1) Về thí sinh và bảng đấu:
Trong cả 03 mùa Rap Việt, các bảng đấu không tạo ra sự mới lạ. Hoặc chí ít nếu không mới lạ thì hãy để mọi thứ “thuận tự nhiên”.
* Cặp rapper tình nhân vẫn chung 1 bảng đấu.
* Bảng F luôn là bảng tử thần và luôn xuất hiện ở tập cuối cùng của vòng 03.
* Trong tất cả 06 bảng đấu, các thí sinh thắng cuộc sẽ được phân chia đều đặn cho 04 HLV. Thành thật, mình không hiểu tại sao lại phải “chia đều đặn” như vậy? Có phải chỉ để đẹp đội hình hay công bằng không? Nhưng rõ ràng điều này mang lại cảm giác rập khuôn và máy móc cho tổng thể chương trình.
* Có quá nhiều ca sĩ/rapper hỗ trợ cho thí sinh khi thi. Mặt trái của nó là mất đi tính thuần Rap, khó xác định được năng lực thực sự của thí sinh. Còn mặt tốt mình đã nói ở phần trên.
* Có vẻ như Minh Lai và Mikelodic đang được truyền thông Rap Việt mùa 03 tung hô quá đà. Họ đã được hưởng quá nhiều lợi thế so với năng lực thật. Với những người trẻ, điều này có thể khiến họ “sốc” khi kết thúc chương trình vì không còn đủ “điều kiện” đầu tư cho như khi đi thi.
(2) Về luật:
Rap Việt nếu có những mùa sau thì nên đơn giản hóa các luật lệ và tập trung vào chuyên môn chính. Một vài điều luật có thể gỡ bỏ như: Bình chọn của khán giả trường quay. Cá nhân mình cho rằng đây là chiêu bài truyền thông của chương trình chứ không phải sự sáng tạo.
(3) Về concept:
* Một vài phần thi ở Rap Việt mùa 03 đang cố gắng tái hiện lại các tiết mục ở Rap Việt mùa 01.
– Ví dụ như tiết mục “Anh là ai?” – Huỳnh Công Hiếu & DT Tập Rap bố cục bài rap và trình diễn giống đến 90% bài “Chạy” – G.Ducky & TEZ trong mùa 01.
– Hoặc tiết mục “Khúc Ca Vàng” – Mikelodic bố cục bài rap và trình diễn cũng gần tương tự bài “Giàu vì bạn, sang vì vợ” – MCK trong mùa 01.
– Điều tương tự cũng xảy ra với “Rolling Down” – Captain concept cũng là tình mẫu tử, nhưng điểm cộng là Mẹ cậu ấy hát chung được. Concept gần tương tự bài “Ở nhà quê mới lên” – Lăng LD trong mùa 01.
– Và còn nhiều tiết mục khác mà bố cục mình thấy hao hao như các bài trong Rap Việt mùa 01.
* Câu “Over hợp” của HLV làm mình liên tưởng đến câu “Amazing gút chóp” của Binz năm nào. Nhưng sự viral không xảy ra thêm lần nào nữa.
* Đã có thời điểm mình trộm nghĩ không biết có thể nào 1 phần thành công của Rap Việt mùa 03 đến từ việc dùng lại chất liệu cũ, những thứ vốn đã làm nên thành công cho thương hiệu Rap Việt mùa 01?
2. Khác:
* Rap Việt nếu có mùa sau có thể để ý hơn về giao tiếp và ngôn ngữ. Trong Rap Việt mùa 03, chúng ta có thể thấy rõ sự không ăn khớp nhau giữa HLV Thái VG và những người còn lại (trừ Suboi và B Ray), ngay cả đến MC Trấn Thành cũng bị hạn chế năng lực giao tiếp vì rào cản ngôn ngữ.
* Mình cho rằng, nên có thống nhất giao tiếp 1 loại ngôn ngữ để sự giao tiếp có sự liên kết và độ kết dính. Còn như trong hiện tại, cảm quan mình xem mọi thứ đang khá rời rạc.
* Thêm vào đó, BGK, HLV cần cân đối thêm cả phần nhận xét chuyên môn thay vì cảm tính, dùng nhiều từ ngữ chung chung như hiện tại. Và, nhận xét nhiều về kỹ thuật rap chứ không nên nói quá nhiều đến yếu tố trình diễn sân khấu. Điều này giúp chương trình về đúng bản chất là game show về Rap, cũng như giúp thí sinh hoàn thiện kỹ năng Rap của bản thân hơn.
* Trong tập 12 của Rap Việt mùa 03, khi GK JustaTee nhận xét phần thi của thí sinh DLow (01:27:24), anh có khen DLow đẹp trai. Liền sau đó, MC Trấn Thành nói đùa rằng “đàn ông thì không nên khen nhau đẹp trai.”
Cá nhân mình thấy đây là “câu đùa” khá vô duyên và có hàm ý phân biệt giới tính. Sự việc này gợi nhớ lại Rap Việt mùa 01 giữa những lùm xùm liên quan đến MC Trấn Thành và HLV Suboi liên quan đến các phát ngôn về vấn đề nữ quyền.
* Điểm cuối cùng, Rap Việt mùa 03 dù có “cải cách” thế nào nhưng cũng vẫn “dính chưởng”: Người nhà, ai fame to thì người đó được vào vòng trong…
Có thể nói, 2/3 thời gian Rap Việt mùa 03 phát sóng mình cũng đã thường đoán được ai sẽ đi tiếp. Bởi công thức “fame to được vào” đã hiển hiện quá rõ ràng. Điều này có mặt trái là làm giảm tính bất ngờ cho khán giả khi xem, tạo ra sự hụt hẫng lớn vì dù thí sinh có cố gắng đến đâu cũng sẽ bị loại bởi fame chưa đủ to dù kỹ năng rất ổn.
Mình đã có ví dụ cho nội dung này ở case Vietnam Idol 2023. Nhưng nhìn theo hướng tích cực, có lẽ chúng ta sẽ cần thông cảm cho BTC nhiều hơn vì họ cần giải pháp an toàn là fame từ lượng fans sẵn có trước đó của thí sinh, chứ không phải từ lượng fans mới mà đa phần sau chương trình sẽ biến mất.
* Camera lia cảnh quay quá nhanh, effect hơi đơn điệu (so với Rap Việt mùa 01).
Các tiết mục dancers không sexy bằng 2 mùa trước, camera không dám quay quá nhiều. Có lẽ do hiệu ứng Live Concert của SpaceSpeakers Group 2022.
Tiểu kết lại cho phần này, chúng ta có vài nhận định chủ quan:
⭐ Rap Việt mùa 01: Bùng nổ, đáng nhớ, độ hay đều đều
⭐ Rap Việt mùa 02: Khắc ghi về chất lượng từng bài rap, beat, lyrics có khuôn, đạt tiêu chuẩn (áp dụng với những thí sinh chất lượng chứ không phải “người nhà”, thái độ hay lồi lõm).
⭐ Rap Việt mùa 03: Vượt sóng, đầu tư, độ hay tăng dần.
PHẦN 4: PHÂN TÍCH TÍNH XÃ HỘI HỌC THÔNG QUA GAME SHOW RAP VIỆT
Trong phần đầu Podcast, mình có nói Rap Việt không đơn thuần là game show/cuộc thi. Trên hết, đây là 1 case marketing, hơn nữa còn ẩn chứa rất nhiều vấn đề xã hội nổi cộm mà không – chương – trình – truyền – hình – nào tại Việt Nam hiện nay có được.
Các bạn hoàn toàn có thể bỏ qua phần này sau khi đã nghe xong phân tích liên quan đến khía cạnh chuyên môn ở trên. Còn nếu không ngại nhìn nhận thẳng thắn các vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện tại thì mời bạn tiếp tục lắng nghe Podcast.
I. Những kẻ tai tiếng:
1. Andree Right Hand/Binz:
Andree Right Hand là hiện thân của một bộ phận những người trong xã hội hiện đại: Tiền tài + Sắc dục.
Anh ta hợp với bars, clubs, party, gái gú và những cuộc vui chốn đông người, thâu đêm suốt sáng. Khi nói chuyện luôn luôn “make money”, khoe đồ hiệu đắt tiền từ phụ kiện đến thời trang, từ xe sang đến biệt thự cao cấp, đến cả những mối quan hệ “đắt giá”.
Nhìn nhận trực diện vấn đề, đó là cuộc sống trong mơ của nhiều người. Một cuộc sống sang trọng, xa hoa, lấp lánh ánh hào quang và những sự tôn sùng. Một cuộc sống mà tiền bạc có thể giải quyết hầu hết mọi vấn đề, bao gồm cả đam mê, cống hiến dành cho âm nhạc.
Nói đơn giản: Andree Right Hand đang có một cuộc sống, một công việc đáp ứng được cả 2 tiêu chí mà nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ đang vô cùng thèm muốn, đó là: Cân bằng được tài chính + đam mê.
Đó là con người của Andree Right Hand, cho đến bây giờ tôi tin nhiều người đã tin vào điều đó. Đó là lý do vì sao anh ta luôn dẫn đầu với phong cách, thể loại nhạc ăn chơi tại Việt Nam. Nếu bây giờ phải chọn ra 1 cái tên để “cân kèo” với anh Bâu’s, có lẽ người đó chỉ có thể là Binz.
Nhưng, so về sức nặng, phong cách này thì Binz chưa đủ “độ”. Vì Binz vẫn được nhớ đến với rap name cũ là “chàng thơ”. Thậm chí, đến bây giờ anh ta vẫn để biệt danh của mình là Binz Da Poet trên trang fanpage và kênh Youtube của mình.
Binz rap ăn chơi theo kiểu quý ông lịch lãm, là kiểu đàn ông có thể hóa thân thành bất kỳ đối tượng nào để tán tỉnh các cô gái trẻ. Còn Andree Right Hand thì ngược lại, anh ta rap theo đúng chất bad boy, có chút gì đó ngông nghênh, kiêu ngạo và bất chấp.
Không phải tự nhiên mình đặt tiêu đề cho phần này là những kẻ tai tiếng. Bởi, những người như Andree Right Hand hay Binz rất dễ nhận phản ứng thị phi, ganh ghét trong cộng đồng, xã hội bảo thủ và đầy rẫy những định kiến như tại Việt Nam. Hay gọi nôm na là những “hater”.
Andree Right Hand và Binz đều có quãng thời gian dài sống ở Canada và USA. Đó là những quốc gia có nền văn hóa rap/hiphop phát triển và thịnh hành. Lối sống của họ phóng khoáng, chất chơi, đôi khi thơ mộng nhưng cũng rất đời. Việc họ thấm nhuần phong cách sống hay quen với bản năng ở nước phương Tây, khi về Việt Nam là 1 quốc gia Á Đông, chuyện họ không được một bộ phận người ủng hộ (ngay), âu cũng là điều dễ hiểu.
Nhưng khoan bàn đến Binz, anh ta không nên được đem ra so sánh ở với “người đồng nghiệp” của mình. Với riêng Andree Right Hand, có vẻ như đến thời điểm hiện tại, anh ấy đang vô tình khiến 1 bộ phận người (trẻ) bị ảo tưởng, hoang đường với lối sống “flex”, chất chơi ấy.
Tất nhiên, anh không có lỗi, bộ phận người đó cũng không hẳn có lỗi. Vậy thì, ai là kẻ đã khiến cho họ trở nên ảo tưởng sức mạnh, sa đọa vào những cuộc vui mà quên đi việc phải lao động để tạo ra giá trị thực, chứ không phải ngày ngày đắm chìm vào những lạc thú ấy?
2. Trấn Thành:
Từ sau những lùm xùm nửa đầu năm 2022, Trấn Thành có vẻ như đã “tắt điện”.
Theo quan điểm cá nhân, mình cho rằng anh ta không đáng để một bộ phận khán giả “vùi dập” hay “chửi bới” thậm tệ như vậy.
Mọi chuyện bắt đầu xảy ra từ khi anh ta bật khóc trên sóng truyền hình trong Rap Việt mùa 01. Có vẻ như, tuyến lệ của Trấn Thành hoạt động quá tốt, hoặc tâm lý anh ta quá mỏng manh để có thể chịu đựng được tác động mạnh nên cứ thế khóc.
Trong Rap Việt mùa 03, anh ta không khóc nữa, cảm giác như anh ta đang không thực sự được là chính mình. Mặc dù vậy, anh ấy vẫn không tránh khỏi những lời độc địa từ cộng đồng mạng.
Con người, chúng ta đang đối xử với nhau như thế nào vậy?
Con người, chúng ta đã được giáo dục nhân cách sống như vậy sao?
Con người, chúng ta có đang quá vô cảm, đẩy đồng loại của mình đến sát bờ vực sâu thẳm hay không?
Không ở trong showbiz, nhưng mình ủng hộ Trấn Thành vì rõ ràng anh ấy không làm tổn hại, tổn thương đến ai. Thế nhưng, nhiều người lại đối xử với anh ta như thế người đó là kẻ thù của cả cuộc đời.
Là khán giả trung lập, mình không tán thành cách một bộ phận khán giả sỉ nhục, nhận xét những lời cay nghiệt về chuyện Trấn Thành khóc. Đó là 1 phản ứng rất tự nhiên của con người. Thậm chí, ngay đến cả diễn viên được đào tạo bài bản, đố các bạn ấy khóc được “nhiệt tình” như thế?
Vậy nên, trả lời chung cho những kẻ bị cho là “tai tiếng”, mình thực sự không thể hiểu nổi việc tại sao đều là con người nhưng chúng ta lại đối xử với nhau vô tâm, vô cảm đến như vậy.
Có lẽ, do hệ thống giáo dục Việt Nam đã quá cũ kỹ và mục ruỗng rồi!
II. Những kẻ đa tài:
1. MCK và Double2T:
Những người tài và đa tài tồn tại trong xã hội này rất nhiều, nhưng đa số họ thường khiêm tốn.
MCK và Double2T là những chứng nhân như thế. Họ luôn tự biết cách làm bản thân mình nổi bật trong mọi tình huống. Với Double2T, có lẽ còn hơi sớm để đưa ra nhận xét anh chàng này có thể “làm được trò trống” gì hậu Rap Việt 2023. Nhưng với MCK, thành công với “gã trẻ ngông cuồng” ngày nào giờ đã được công nhận bởi khán giả.
Thành công của MCK không hẳn do anh ta tự tạo ra cơ hội. Cơ hội tự tìm đến MCK. Hay chính xác hơn nữa, MCK biết cách tận dụng và chắt chiu từng cơ hội anh ấy có. Và quan trọng hơn cả, MCK đã kịp nhận thức mọi thứ trước khi chúng cuốn anh trôi đi quá xa.
Những người trẻ khi có tiền tài, danh vọng thường rất dễ bị cám dỗ, sắc dục hay phần nào đó là quyền lực chi phối. MCK chính là ví dụ điển hình cho thế hệ người trẻ không ngủ quên trên chiến thắng, vẫn tiếp tục cố gắng mỗi ngày.
Nếu nói MCK không bị ảnh hưởng, ảo tưởng như 1 bộ phận người bị thao túng bởi tiền tài, sắc dục, quyền lực có lẽ chẳng sai. Hoặc, nếu anh ta có để điều đó xảy ra chúng ta “nên mừng” cho anh ấy. Mình không có ý nói anh ấy sẽ trở thành Andree Right Hand thứ 2 vì rõ ràng ở thời điểm hiện tại, MCK đủ sức và tài để tạo ra thu nhập, sống được cùng với đam mê nhưng vẫn đảm bảo tài chính. Anh ấy có quyền chọn lối sống “kiểu kiểu” Andree. Chỉ cần, MCK kiểm soát, nhận thức đúng để mọi thứ không đi quá giới hạn. Và có ý thức trách nhiệm của 1 ngôi sao trong việc giúp người hâm mộ anh ta “ngưng” ảo tưởng, chìm đắm trong lạc thú của cuộc sống.
2. Dế Choắt và Double2T:
Điểm chung của 2 quán quân Rap Việt đều là những gã thợ cắt tóc, với Dế Choắt anh còn từng là thợ xăm. Cả 2 người đều đi lên từ cuộc sống khốn khó, bươn chải đủ mọi nghề để nuôi sống bản thân. Những trải nghiệm xã hội của họ là không thể xem thường. Đặc biệt, với Double2T là đi lên từ con số 0 tròn trĩnh.
Dế Choắt/Double2T là hiện thân của một bộ phận người bất kể trẻ già theo đuổi lối sống tự thân nỗ lực, tận hiến vì đam mê, không bao giờ bỏ cuộc. Mình nghĩ, nếu bỏ qua tất cả tiêu chí, thông điệp của chương trình thì có lẽ đây vẫn là 2 cá nhân xứng đáng trở thành quán quân vì câu chuyện, nỗ lực tột cùng của họ dù trong hoàn cảnh khó khăn.
MCK, Dế Choắt, Double2T, có lẽ họ hội tụ đầy đủ phẩm chất mà một xã hội phát triển phồn thịnh, lành mạnh cần phải có. Họ có thể là những nhân vật xuất chúng dạng “kiểu mẫu” khi vừa có tài, vừa có đức, vừa có trải nghiệm xã hội (khó khăn) phong phú. Đó là điều những người trẻ ngày nay đang thiếu, thiếu bản lĩnh, tinh thần nỗ lực, sự trong sáng đơn thuần giữa nghịch cảnh và cám dỗ của cuộc đời.
3. Tiểu kết:
Andree Right Hand, BigDaddy, B Ray, Thái VG, Dế Choắt, Double2T, đó đều là những cá nhân giàu trải nghiệm sống. Với 04 vị HLV, họ đã đều bôn ba nơi xứ người (nước ngoài). Với 02 quán quân, trải nghiệm của lấm lét “bùn đất” ở chính đất nước nơi họ sinh ra. Âm nhạc, lối sống của người thấm nhuần trải nghiệm xã hội nó rất khác so với những cá nhân, tuy tài năng, giỏi chuyên môn nhưng thiếu đi va chạm thực tế (hoặc không đủ).
Sự thành công của từng cá nhân kể trên gắn liền với chữ “homies”, tức những người anh em thân thiết gắn bó. Lẽ dĩ nhiên, con người là giống loài sống theo bầy đàn, nương tựa vào nhau để tồn tại. Trong Rap Việt mùa 03, tình anh em mà cụ thể trong Rap/hiphop một lần nữa được khơi gợi lại dưới dáng hình quán quân – Double2T, như để nhắc nhở cho chúng ta nhớ con người phải luôn đoàn kết, chung một lòng, đừng lừa dối nhau để rồi biến bản thân thành “kẻ đơn độc”.
Double2T thành công được như thời điểm hiện tại một phần nhờ Masew hay trước đó là những “kẻ không tên” đã tạo điều kiện để anh ấy có cơ hội tham sân chơi Rap (Việt) một càng đàng hoàng, tử tế. Chúng ta nói nhiều về 1 tài năng chớm nở, mới được khai quật nhưng đa phần không để ý đến những góc khuất đằng sau ấy. Chúng ta chỉ nghĩ đơn giản có tài sẽ được biết đến và đón nhận. Điều đó đúng, nhưng chưa đủ.
Phần khuyết thiếu là để tham gia được sân chơi nghệ thuật, bạn phải có đủ điều kiện bao gồm: Tiền bạc, tài năng và anh em (bạn bè). Nhiều người trẻ mơ mộng rằng mình vẫn có thể sống với đam mê mà không cần tiền, hay tự thân nỗ lực mà không cần hỗ trợ của bất kỳ ai. Tiền thì dễ hiểu, ai cũng biết nó cần như thế nào (nếu không mơ mộng). Nhưng phần “hỗ trợ” nó không chỉ giới hạn là “con người”. Đó là quan hệ, là sự “nể nang”. Và “nể nang” nó không phải là sự “hỗ trợ” hữu hình, nó thuộc về “behind the scenes” mà chỉ những người trong cuộc hiểu nó là cái gì.
Nói dễ hiểu, có những người giúp nhau không đơn thuần do vật chất, do nhiều tiền, do quà cáp. Mà, đó là cái “tình” giữa những “con người” với nhau.
Có lẽ, để kết lại cho tính xã hội học liên quan đến con người này, sự giáo dục cần phải được cải thiện. Học sinh, sinh viên là con người, con người luôn cần có sự cọ xát, sống trải nghiệm, hòa mình với thiên nhiên. Những nhân tài trên đã đứng trên đỉnh cao sự nghiệp hay chinh phục thành công trong khuôn khổ cuộc thi, chiếm được đa số cảm tính người hâm mộ. Quá khứ của họ cũng đã được rất nhiều trang báo, fans lâu năm chứng thực. Có lẽ, một lần nữa giáo dục con người chính là câu trả lời cho tất cả những chia sẻ trên.
III. Những hồi chuông vang:
1. Lịch sử, nước mắt:
Từ khi nào mà những bài học, câu chuyện lịch sử phải “mượn” game show để thúc đẩy sự học, sự quan tâm của người trẻ đến nó? Từ khi nào mà những kiến thức lịch sử tưởng như ai cũng biết lại bị “hiểu sai” như thí sinh Dubbie đã phạm phải? Từ khi nào 1 người trẻ rap về lịch sử với tinh thần yêu nước mà đáng ra chúng ta nên tự hào, thì nay lại cảm thấy việc làm đó thật sáo rỗng và nhàm chán?
Mình nghĩ, người trẻ không ghét lịch sử, các nhà giáo dục không nên cố tìm hiểu thêm về điều đó. Thông qua Rap Việt mùa 03, câu hỏi đúng nên được đặt ra là: “Tại sao người trẻ lại không vui, không hào hứng khi đề tài lịch sử được khai thác trên phương diện giải trí (rap, game show)?”
Bởi nếu đã không ghét, tại sao họ lại có phản ứng “khó chịu” như vậy?
Không chỉ riêng Dubbie hay Cadmium vô tình “hứng đạn” từ cộng đồng mà nhiều thí sinh khác cũng tương tự. Chỉ là (1) họ rap đề tài khác, (2) cách thức họ làm không “đủ mạnh” để chạm đến số đông nhạy cảm ngoài kia.
À, nhắc đến “nhạy cảm”, mình lại nhớ “nước mắt”. Có vẻ như cùng với trend “chữa lành”, trend “nước mắt” cũng đang vô cùng thịnh hành trong xã hội hiện tại.
Trong Rap Việt mùa 03, mình nghĩ anh Trấn Thành đã phải kiềm chế sự xúc động nhiều lắm. Nhưng, khi các vị BGK, thí sinh làm điều đó lại được khán giả ủng hộ và quan trọng hơn là đồng cảm được.
Mình sẽ không bàn về vấn đề này. Cái mình băn khoăn từ khoảng giữa năm 2022 đến tận hiện tại là tại sao chúng ta lại “phải khóc” nhiều đến thế. Trong bất kỳ môi trường, hoàn cảnh nào ta cũng có thể bắt gặp nước mắt, từ trên MXH cho đến ngoài đời thật.
Rốt cuộc, con người đang trở nên yếu đuối đi hay còn điều gì đáng quan ngại hơn đang trực chờ xuất hiện bất thình lình? Hay do bản thân mình quá vô cảm để hiểu được những nỗi buồn trong câu chuyện của bọn họ? Mình thì không tin trend nước mắt có thể kéo dài, tồn tại lâu đến thế. Bởi, nó không chỉ gói gọn trong phạm vi Rap Việt mùa 03 mà đã lan tỏa qua các chương trình trực tuyến khác, thậm chí ngoài đời thật.
2. Sự thật, tinh khôi:
Nói đến nước mắt, mình lại nhớ đến sự thật và tinh khôi. Chúng ta thường chỉ khóc trước những sự thật. Đôi khi, sự thật đó khiến chúng ta đau đớn, nhưng cũng có lúc nó là thứ giúp mỗi người “hạnh phúc phát khóc”.
Đó là lý do vì sao người ta vẫn mãi hoài niệm về Rap Việt mùa 01. Bởi đơn giản, đó là mùa đầu tiên, là những xúc cảm tinh khôi hình thành và tồn tại. Chúng hoàn toàn hoặc rất ít bị can thiệp bởi những nhân tố bên lề, câu chuyện ngoài luồng.
Đó là lý do vì sao buổi họp báo sau mùa 01 đã khiến cộng đồng mạng bức xúc vì những câu hỏi “nhạy cảm” từ cánh nhà báo. Những câu hỏi ấy không chỉ còn vô duyên mà còn đem đến sự tổn thương sâu sắc cho người bị hỏi, nhất là trong hoàn cảnh khi những sự bất ngờ chưa nguôi ngoai.
Đó là lý do vì sao đã không còn buổi họp báo nào ngay sao đêm chung kết của Rap Việt 02 mùa gần nhất. Không thể có thêm giọt nước mắt nào rơi trên truyền hình và lã chã nhiều hơn nữa. Không thể có thêm bất kỳ tay nhà báo nào “xúc phạm” cảm xúc của những con người ngay tại đó, dù họ đang buồn khổ hay vui mừng.
Rap Việt mùa 03 đã khép lại nhưng đã vắng bóng sự tinh khôi. Chương trình vẫn còn yếu tố bất ngờ nhưng là có chủ đích. Mọi thứ không diễn ra bình thường và bất tự nhiên. Bằng cách nào, những sự thật đã bị bóp tắt, điều hướng một cách khéo léo để đưa cộng đồng mạng vào câu chuyện của riêng họ. Nghe kịch bản này, các bạn có thấy quen thuộc không? Đó là điều mà người ta vẫn gọi là sự “dắt mũi.”
Nhưng, biết làm sao được! Bởi con người thường bị thu hút bởi mặt trái, những câu chuyện bên lề và cả dramas. Nói tóm gọn, chúng ta luôn thích được nghe kể chuyện và hóng chuyện.
Chiếu theo góc độ nào đó, bản chất mỗi người đều đang có thứ mình muốn. Nhưng vì sự tham lam nên chúng ta không hài lòng với những gì mình đang có.
Khán giả cần câu chuyện để bàn tán, BTC đã đáp ứng bằng tất cả case studies ở trên.
Khán giả cần sự thuyết phục, BTC đã sắp xếp để các màn đối đầu và người chiến thắng dành được sự thuyết phục. Nếu để ý, bạn sẽ thấy vòng đối đầu của Rap Việt mùa 03 ít gây ra sự tranh cãi về người được chọn để đi tiếp.
Nhưng, khán giả cũng là con người và họ muốn dramas phải kết thúc có hậu, những câu chuyện khi kết thúc cũng phải “đúng ý mình”, bất luận đúng sai thế nào.
Nhưng, BTC cũng là con người và họ không thể chiều lòng hết những “hòa thượng thích đủ thứ” như vậy. Trừ khi có phép màu hay sự kiện chấn động nào đó đến mức tất cả đồng lòng với nhau. Nhưng, xem ra đó là câu chuyện hoang đường.
Song, nói gì thì nói, bản thân mình vẫn mong những sự can thiệp, dàn xếp công bằng hơn. Dẫu vẫn biết mọi thứ đều cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng, những sẽ hoàn hảo hơn nếu con người không quá “kỹ tính”, “cầu toàn” để diễn biến, kết quả trở thành thứ gì đó mất tự nhiên và sự chân thật mà vốn dĩ từ ban đầu, nó đã luôn tồn tại.
PHẦN 5: SHOUT OUT ĐỘI NGŨ SẢN XUẤT
1. Những Producer có tâm và tầm đang ở đâu?
Với số lượng lên đến gần 20 Producer tham gia sản xuất bản phối trong Rap Việt mùa 03. Nhìn qua thì thấy có vẻ như thật khủng khiếp. Nhưng có vẻ như đây đã là những người tốt nhất hiện nay tại Việt Nam.
So với team SpaceSpeakers 02 mùa trước, con số 20 người của Rap Việt mùa 03 tạo ra sự chênh lệch đáng kể. Vậy, câu hỏi được đặt ra ở đây đó là: Những Producer chất lượng họ đang ở đâu?
Chưa bàn đến kỹ năng nhưng có thể thấy những cái tên chúng ta đã thấy đang nổi trội trong giới làm nhạc. Tuy nhiên, nếu bàn về chất lượng đầu ra, hay chính xác là bộ khung cho mỗi bản phối của tiết mục dự thi đủ tiêu chuẩn để trình làng, có lẽ SpaceSpeakers Label vẫn là team làm điều này chuyên nghiệp hơn cả.
Đó là lý vì sao JustaTee vẫn quá cần thiết cho đội ngũ sản xuất bản phối. Mình đoán nhiệm vụ chính của anh ấy là tổng duyệt tất cả sản phẩm của các Producer khác để cho ra 1 chuẩn thống nhất, đáp ứng tiêu chí chương trình.
Đó là công việc tương đối mệt mỏi. Mình có followers vài người liên quan đến ekip sản xuất cũng như theo 1 số fanpage social khác thì có vẻ như JustaTee đang thành “JustaSuy” thật.
Để duy trì chất lượng chương trình ở mức tốt nhất, thì ngoài thí sinh chất lượng, các khâu khác cũng phải chất lượng tương tự. Đặc biệt là khâu sản xuất âm thanh, biên đạo và trình diễn sân khấu. Hy vọng trong tương lai chúng ta sẽ có thêm nhiều Producer mới thật sự tốt, vươn tầm thế giới.
SHOUT OUT CHO TẤT CẢ PRODUCER RAP VIỆT MÙA 03!!!
2. Đơn vị sản xuất nào đủ sức để đầu tư những chương trình kiểu Rap Việt?
Điểm chung của The Mask Singer, Người Ấy Là Ai? hay Rap Việt là những game show truyền hình có tính chất: Nhanh chóng, gọn gàng. Nó rất khác với sự rườm rà của những chương trình truyền hình giải trí khác, của những đơn vị sản xuất khác. Đây cũng được xem như xu hướng xây dựng những game show giải trí hiện tại, khi mà guồng quay làm việc cực khủng, cực căng vì mọi thứ gần như phải luôn và ngay.
Đó là lý do vì sao chúng ta cảm giác xem Rap Việt mọi thứ đều quá khuôn mẫu và chỉn chu. Bởi tất cả đều được dàn dựng theo bộ khung, kịch bản, thời gian biểu… cố định. Chi tiết hơn, điều này còn được thể hiện trong cách tương tác, nhận xét của BGK, HLV, thậm chí để cả phong cách “quẩy” của họ và khán giả trường quay cũng “1 màu” như được biên đạo từ trước.
Trong phong cách dựng video, cắt ghép, phân chia bố cục, phân đoạn cũng vô cùng khắt khe và chuẩn chỉnh. 16/16 tập là 1 kiểu dựng hình, effect, thiết kế chuẩn như khuôn đúc sẵn. Đáng nói hơn, sự chuẩn bị kỹ lưỡng này không chỉ đến từ show chính mà tất cả show vệ tinh của Rap Việt, cũng như các show khác cùng hệ thống Vie Channel cũng tương tự.
Như đã phân tích ở phần “chiến lược mũ”, để có được màn trình diễn như trong Rap Việt hay giải thưởng lên đến hàng tỷ đồng, các Rapper trẻ khó có thể thực hiện. Ngoài một đơn vị đủ nguồn lực, uy tín để sản xuất, các nhà tài trợ đến từ nhãn hàng là điều bắt buộc phải có. Nền công nghiệp giải trí Việt Nam chưa đủ mạnh để giúp những Rapper kiếm được tiền để nuôi sống bản thân chứ chưa nói đến đầu tư tiền để làm MV hay thậm chí là tiền để mua beat cũng đắt gần bằng (hoặc hơn) một chiếc xe máy SH.
Nói tóm lại, nếu đã không tải ứng dụng, mua gói đăng ký xem chương trình trên Vie Channel, điều tối thiểu mà các khán giả văn minh có thể làm là ngưng chửi bới, đả kích. Thay vào đó, những sự góp ý tích cực mang tính xây dựng có lẽ sẽ tốt hơn để giúp cho những game show mang lại giá trị tốt đẹp như Rap Việt phát triển. Đó chính là việc làm dễ dàng nhất mà mỗi người với phần công sức nhỏ bé của mình có thể đóng góp cho nền nghệ thuật, giải trí nước nhà.
SHOUT OUT CHO VIE CHANNEL, BTC RAP VIỆT MÙA 03!!!
PHẦN 6: PHẦN KẾT
So sánh Rap Việt với chương trình truyền hình khác là Vietnam Idol (cùng thời điểm phát sóng), chúng ta có thể thấy nét tương đồng khi trong 04 mùa đầu tiên, khoảng thời gian đan xen giữa các mùa trung bình là ~2 năm.
Đây là sự thật thú vị cần được lưu ý bởi nó liên quan đến tốc độ “sản sinh nhân tài”. Không thể đòi hỏi chất lượng thí hàng năm đều tốt nếu chúng ta không cho họ thời gian để rèn luyện, trưởng thành.
Nếu Rap Việt mùa 02 được phát sóng trong 02 năm 2021 và 2022, Vietnam Idol cũng tương tự với mùa 02 trong các năm 2008 và 2009. Liền sau đó, cả 2 chương trình này đều trở lại với mùa 03 vào năm kế tiếp với hàng loạt thay đổi đáng kể.
Mặc dù không thực sự rõ Vietnam Idol mùa 02 và mùa 03 chất lượng như thế nào, nhưng với Rap Việt thì khoảng thời gian nghỉ 1,5 giữa 02 mùa tương tự thực sự đem đến sự khác biệt. Khác biệt như thế nào, chúng ta đều đã được chứng kiến thực tế.
Từ mùa 04 đến mùa 07 của Vietnam Idol, thời gian nghỉ giữa các mùa trung bình là 1,5 năm. Như vậy, Rap Việt cũng cần khoảng thời gian (ít nhất) tương tự hoặc nhiều hơn để các Rapper trẻ phát triển, mài giũa thêm kỹ năng trước khi ra trận. Nói gì thì nói, Vietnam Idol sau 07 mùa thì phải đến 07 năm sau mới trở lại. Và mình tin đó là thời gian đủ để các chương trình truyền hình kiểu như vậy bắt đầu 1 chu kỳ mới.
Một điều đáng chú ý nữa là qua 03 mùa Rap Việt, các Rapper chúng ta đang thấy hiện tại hầu hết là nguồn “tài nguyên tự nhiên”. Nghĩa là, họ đơn thuần tự chơi Rap, rèn luyện kỹ năng mà không có 1 đơn vị bảo trợ nào đứng đằng sau. Thật may, SpaceSpeaker Group sau khi rời Rap Việt đã làm 1 việc mà mình thấy vô cùng cần thiết, đó là thành lập hãng thu âm, đào tạo và phát triển những nghệ sĩ trẻ. Trong thời gian vừa qua, họ cũng đã kịp cho ra mắt 1 số sản phẩm mới của 1 vài tân binh chất lượng. Mình tin rằng nếu Việt Nam có nhiều đơn vị như SpaceSpeakers Group làm điều tương tự, thì nói vui, Rap Việt thật không thiếu nhân tài để tỏa sáng.
SHOUT OUT CHO SPACESPEAKERS GROUP!!!
Cuối cùng, nếu đã nghe Podcast đến tận đây mà không tua bất kỳ phút nào, các bạn chính là những con người tuyệt vời nhất vì sự ham học hỏi. Mình vô cùng biết ơn và chân thành cảm ơn các bạn vì sự kiên nhẫn này. Nếu trong quá trình nghe hoặc đọc bài phân tích này của mình các bạn phát hiện có thiếu sót hoặc điểm bất hợp lý, logic, đừng ngần ngại comment xuống phía bên dưới để chúng mình cùng thảo luận nhé.
Cảm ơn các bạn rất nhiều!
Peace!
// Nam LB – Host Ba Chấm podcast //
———————–
FOLLOW US:
First Channel: https://linktr.ee/bacham
Second Channel: https://bit.ly/anchorrlampodcastcungbacham
Bản quyền nội dung bài viết thuộc về Love Books Love Life. Yêu cầu không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của tác giả.
Hãy tôn trọng tác giả bằng cách khi Re-post chú thích ghi nguồn đầy đủ!”
“Love Books Love Life – Lắng nghe để sẻ chia”
1 Comment