Contact Information

Hanoi

We Are Available 24/ 7. Call Now

Sách – [News]
Nhiếp ảnh gia sách ảnh Chris Killip qua đời

Nhiếp ảnh gia tư liệu người Anh, Chris Killip, qua đời ở tuổi 74 sau một thời gian chiến đấu với căn bệnh ung thư phổi. Killip nổi tiếng qua bộ ảnh “In Fragrante” (Bắt gặp), ghi lại hình ảnh cuộc sống của tầng lớp công nhân tại khu công nghiệp Đông Bắc nước Anh giai đoạn 1973-1985. Sau này, trong cuốn sách ảnh cùng tên xuất bản năm 1988, ông có nói rằng: “Lịch sử là những gì được ghi chép lại còn các bức ảnh của tôi là những gì đã xảy ra.”

Nhắc đến thế hệ nhiếp ảnh gia người Anh gây ảnh hưởng những năm 1970, Killip được coi là người mạnh mẽ, cương trực nhất và nhân văn nhất. “Chúng tôi không có một chút nghi ngờ nào rằng Killip là một nhân tố then chốt trong số những nhiếp ảnh gia giai đoạn hậu chiến tranh tại Anh.” người bạn đồng thời là đồng nghiệp của Killip, Martin Parr nhận xét. Ông cũng miêu tả “In Fragrante” là cuốn sách ảnh tiêu biểu ghi lại hình ảnh nước Anh sau thời chiến.”

Bằng chiếc máy ảnh khẩu 5×4, Killip tài tình chụp lại tình cảnh éo le của những người công nhân – tầng lớp chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất của phi công nghiệp hóa. “Đó là một góc nhìn hoàn toàn mới. Nhưng ông đã tạo ra lối kể đơn giản bằng cách zoom ống kính lại gần hơn để nhìn tường tận nhân vật trong câu chuyện và những điều được phản ánh” – Parr cho hay.

Chris Killip sinh ra ở Douglas thuộc Isle of Man. Suốt những năm 1960 ông làm nhiếp ảnh tự do trong ngành thương mại, sau đó mới chuyển sang làm tư liệu. Năm 1975, Killip nhận được trợ cấp 2 năm để chụp ảnh vùng Đông Bắc. Tháng 5 năm 1977, tạp chí Creative Camera dành toàn bộ số báo cho công việc của ông, là bằng chứng đầu tiên khẳng định tầm quan trọng những bức hình của Chris Killip.

Năm 1985, tác phẩm của Chris Killip và Graham Smith – nhiếp ảnh gia nổi tiếng thời đó được trưng bày chung trong triển lãm nghệ thuật lớn Another country: Photographs of the North East of England (Một thế giới khác: Những bức tranh vùng Đông Bắc nước Anh) diễn ra tại Luân Đôn. Giống như những gì “In Fragrante” trước đây đã làm được, buổi triển lãm có tác động mạnh mẽ tới một vài thế hệ nhiếp ảnh gia tư liệu ở Anh và nhiều nơi khác trên thế giới. Đáng buồn thay, Killip không nhận được sự công nhận từ Viện nghệ thuật và nhiếp ảnh Anh Quốc. Tuy nhiên sau đó Đại học Harvard mời Killip giảng dạy tại trường với vai trò giáo sư trong lĩnh vực thị giác và môi trường học.

Sau sự thành công của “In Fragrante”, Killip cũng cho ra mắt một số sách ảnh, trong đó có cuốn “Here comes everybody” lưu trữ những hình ảnh của người dân Ai-len cùng với than đá và công việc của họ. Gần đây, Killip quay trở lại với tư liệu lưu trữ sau khi con trai ông là Matthew – nhà sản xuất phim, vô tình tìm thấy những mẩu tư liệu cũ bị lãng quên. Họ đã tìm thấy 4 đề mục cỡ lớn: Portrait (Chân dung), The Station (Sân ga), Skinningrove, The Last Ships (Những con tàu cuối), tất cả được xuất bản trong năm 2018.

Giống với hầu hết tác phẩm của Killip, thể hiện những khía cạnh tối tăm, trần trụi của một Anh Quốc giàu có, hào nhoáng, The Last Ships là khúc bi ca khắc họa hình ảnh tầng lớp công nhân sống và làm việc dưới bóng của những con tàu khổng lồ có tên Wallsend và South Shields trước khi nền công nghiệp tàu biển sụp đổ. “Tôi ghi lại những khoảnh khắc này một cách vội vã vì chúng chỉ hiện lên trong giây lát. Tôi không hề chủ ý trở thành nhiếp ảnh gia ghi lại Cuộc cách mạng phi công nghiệp nước Anh, nhưng đó là tất cả những gì diễn ra xung quanh mỗi khi tôi cầm máy lên.”

? Source: The Guardian.
? Author: Sean O’Hagan.
? Translator: Meggie Tiny.
 Editor: Nam LB.

 Bản quyền nội dung bài viết thuộc về Love Books Love Life. Yêu cầu không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của tác giả.
 Hãy tôn trọng tác giả bằng cách khi Re-post chú thích ghi nguồn đầy đủ!

“Love Books Love Life – Lắng nghe để sẻ chia”

Share:

Nguyễn Nam

administrator

1 Comment

  • Avatar

    tlovertonet, 10 Tháng Mười Một, 2024 @ 5:08 chiều Reply

    Hi there! I just want to give a huge thumbs up for the nice data you could have here on this post. I shall be coming back to your weblog for extra soon.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *