Câu chuyện thu nhập cao – thấp khi làm Podcast
Cần phải nói rõ rằng, chủ đích của mình khi viết bài này không nhằm “hướng dẫn kiếm tiền” cho các podcaster. Đơn thuần, bài viết này là tổng hợp những lý do được “số hóa” cho 1 số quan điểm (từ cảm nhận) được mình đúc rút ra trong hơn 1 năm làm podcast.
Những dữ liệu được nêu trong bài đa phần liên quan đến yếu tố “kinh tế”, nó bổ trợ trực tiếp cho những quan điểm luôn được mình cố gắng “bảo vệ” từ những ngày đầu làm podcast cho đến tận hiện tại. Nói cách khác, đây chính là giao điểm giữa nhu cầu kiếm tiền từ podcast, giống như nhiều công việc khác cần sự đầu tư, nghiên cứu đến từng ngóc ngách.
——————–
Trước khi đi sâu vào chủ đề chính, hãy cùng mình điểm qua vài sự thật thú vị:
- Các podcast thành công thường sẽ xuất bản hơn 100 tập, cao hơn 7,7 lần và có khả năng xuất bản hơn 200 tập, cao hơn 15,8 lần. Điều này khẳng định tính chất lâu dài của tiếp thị nội dung, đòi hỏi sự kiên nhẫn và cống hiến.
- Thành công trong việc làm podcast đi kèm với thời gian và kinh nghiệm. 69% người làm podcast và kiếm tiền thành công đã duy trì công việc hơn 24 tháng. Trong khi đó, 80% người làm podcast có thu nhập thấp hơn đang duy trì công việc này dưới 24 tháng.
- Số lượng người nghe mỗi tập có mối tương quan lớn với sự thành công của một kênh podcast. Các podcast có thu nhập cao hơn có khả năng chuyển đổi khoảng 1.000 người nghe mỗi tập (cao hơn 8,1 lần). Phần lớn các podcast hoạt động theo mô hình xuất bản truyền thống, phụ thuộc vào quảng cáo và phạm vi tiếp cận rộng.
Về quá trình thu âm cho podcast:
- 57% người làm podcast thu nhập thấp không sử dụng bản nháp hoặc chỉ sử dụng bản phác thảo chung cho tập podcast.
- 74% người làm podcast có thu nhập cao đã có sẵn dàn bài chi tiết hoặc kịch bản đầy đủ từ trước. Khi đề cập đến khả năng kiếm tiền, mức độ chuẩn bị tập càng cao sẽ mang lại kết quả đáng kể hơn.
Kết luận:
David Ciccarelli – người sáng lập và Giám đốc điều hành củavoices.com một thị trường dành cho sản xuất âm thanh và thuyết minh đã nhận định:
“Các tập podcast tốt nhất chuẩn bị sẵn sàng cho từng bản thu âm. Dù là với Solo Podcast hay Interview Podcast, việc có sẵn dàn bài, câu hỏi chuẩn bị trước sẽ đem lại kết quả tốt hơn.
Thậm chí, việc viết sẵn kịch bản cho những dòng mở đầu sẽ giúp bạn trở nên phấn khích hơn. Cho đến khi kết thúc, bạn cũng nên viết lời kêu gọi hành động (CTA), tương tác và nói rõ về cách khán giả có thể giúp bạn, bằng cách đăng ký hoặc follow sự kiện nào đó, thậm chí là cả yêu cầu đánh giá chất lượng trên nền tảng.
Với tư cách là khách mời trên các kênh podcast khác, tôi luôn đánh giá cao việc nhận trước các câu hỏi. Nó giúp tôi ghi lại những điểm thảo luận chính hoặc những câu chuyện tham khảo mà tôi biết khán giả sẽ thấy hữu ích. Bằng cách nhận trước các câu hỏi, tôi sẽ có thời gian chuẩn bị, thiết lập sẵn các câu trả lời cho câu hỏi khi nó được đặt ra và chia sẻ câu chuyện mà không bỏ lỡ bất kỳ phân đoạn nào.”
Về phân khúc, danh mục chính khi làm podcast
Một trong những phát hiện thú vị đầu tiên của mình khi nghiên cứu về phân khúc danh mục được ưa chuộng nhất khi làm và nghe podcast đó chính là: Sự đối lập giữa chủ đề kiếm tiền từ podcast vs sở thích nghe podcast.
Theo số liệu phân tích từ Nielsen:
Các podcast được nghe nhiều nhất có chủ đề: Xã hội & văn hóa, hài kịch, tin tức, âm nhạc & nghệ thuật thường xuyên góp mặt trong top đầu danh sách.
Theo số liệu phân tích từ improvepodcast:
Các podcast có khả năng kiếm tiền cao nhất có chủ đề: Kinh doanh, công nghệ, lịch sử, kể chuyện, khoa học, giáo dục, sức khỏe & đời sống.
Sự đối lập đáng ngạc nhiên ở đây đó chính là: Top những chủ đề giúp podcaster kiếm nhiều tiền lại không được nhiều người nghe, nếu dựa trên thống kê từ Nielsen. Ngược lại, những chủ đề được podcaster khai thác, tuy được nhiều người ưa chuộng và nghe nhiều, nhưng nó lại đem đến nguồn thu nhập không thực sự cao, nếu dựa trên thống kê từ improvepodcast.
Kết luận:
Dễ dàng nhận thấy các chủ đề có khả năng kiếm tiền cao mang thiên hướng cung cấp kiến thức, học thuật. Ngược lại, các chủ đề có tính giải trí lại có khả năng thu hút đối tượng thính giả cao hơn nhiều lần.
- Các podcast thu nhập cao vượt trội so với các podcast thu nhập thấp hơn trong các danh mục kinh doanh, công nghệ, lịch sử, kể chuyện, khoa học, giáo dục và sức khỏe & đời sống.
- Các podcast thu nhập thấp hiện diện nhiều hơn trong các lĩnh vực xã hội & văn hóa, trò chơi & sở thích, hài kịch, tin tức & chính trị, truyền hình & phim ảnh và âm nhạc.
Về hình thức triển khai podcast:
Theo thống kê, có đến 65% podcaster làm interview podcast có thu nhập cao hơn phần còn lại. Trong đó, các podcast có mức thu nhập cao hơn lần lượt là gấp 2,8 lần và 1,4 lần cho 2 thể loại: Kể chuyện phi hư cấu và xuất bản kết hợp nhiều tập cùng lúc.
Ngược lại, 40% podcaster có thu nhập thấp hơn khi sử dụng hình thức Solo Podcast hoặc Co-host Podcast.
Về dạng nội dung triển khai podcast:
- 3 dạng nội dung phổ biến nhất được các podcaster sử dụng bao gồm:
- Kể chuyện, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ý kiến. Trong đó, các podcaster có thu nhập cao thường tập trung vào chủ để “kể chuyện”.
- Trong BXH này, mình khá bất ngờ khi dạng nội dung “how to”, tức hướng dẫn cách làm lại ít phổ biến nhất trong top các chủ đề giúp podcaster có thu nhập cao khi chỉ xếp hạng 8/9.
- Bên cạnh đó, thống kê cũng cho chúng ta biết các podcaster có thu nhập cao thường tập trung sản xuất những dạng nội dung “nặng” tính nghiên cứu, phân tích (30% so với 9% các podcaster có thu nhập thấp hơn). Hay như dạng nội dung case studies (18% so với 7% của các podcast có thu nhập thấp hơn).
Về thời lượng cho tập podcast:
- Cách đây vài tháng mình có viết 1 bài phân tích riêng về vấn đề này. Các bạn có thể tìm đọc lại bài viết đó thông qua liên kết được gắn dưới phần comment.
- 56% kênh podcast có thu nhập cao cho các tập đạt hiệu suất tốt nhất khi chúng kéo dài từ 40-120 phút, tương đương với định dạng long-form content.
- 57% kênh podcast có thu nhập thấp hơn cho các tập đạt hiệu suất tốt nhất khi chúng ngắn hơn 40 phút.
Về đối tượng mục tiêu của kênh podcast:
- 90% podcaster có thu nhập cao đã dành thời gian để phân tích đối tượng mục tiêu cho kênh của họ.
- 54% podcaster có thu nhập lại không dành đủ thời gian cho việc hiểu thính giả trên kênh của mình.
- 100% podcaster có thu nhập cao hiểu rõ chương trình của họ được thiết kế cho nhóm đối tượng nào.
- 6% podcaster có thu nhập thấp hơn không thực sự hiểu đối tượng khán giả trên kênh của mình.
Trong phần này, ngài Mark Asquith – CEO/Co-Founder của Captivate đưa ra nhận định về podcast mà theo mình vô cùng chính xác, xin phép được trích dẫn lại như sau:
“Podcast luôn là phương tiện kết nối mang tính chất cá nhân. Podcast tạo ra sự kết nối bền chặt giữa host và một lượng thính giả phù hợp dù cho họ có ở bất kỳ đâu. Chính vì thế, nếu xét trên mức độ gắn kết thì podcast thực sự là phương tiện tuyệt vời để làm điều đó, cho những sự kết nối mang tính bền chặt.”
Tuy nhiên, các podcaster cần phải nhận thức được tầm quan trọng của podcast, bắt nguồn từ việc hình thức này có xu hướng nổi lên trong vài năm trở lại đây và có những kênh podcast đã xây dựng được cho riêng mình tệp thính giả ổn định trong nhiều năm. Vì lẽ đó, điều quan trọng hơn cả là các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng podcast cần dành thời gian để tối ưu quy trình và phương pháp sản xuất, tăng cường khả năng kết nối trực tiếp với thính giả nhiều hơn, từ đó, thấu hiểu sâu sắc đối tượng kênh podcast của bạn đang hướng đến. Chỉ khi làm được điều đó, các podcaster mới có cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn thông qua việc quảng cáo, nhận tài trợ dựa trên CPM.
Về số lượng trung bình các kênh tiếp thị của podcaster:
- Trên lý thuyết, số lượng kênh tiếp thị được podcaster sử dụng có liên quan lớn đến yếu tố tài chính.
- Các podcaster có thu nhập cao hơn sử dụng trung bình 3,6 kênh tiếp thị. Con số này nhiều hơn 157% so với các podcast thu nhập thấp hơn.
- 53% podcast có thu nhập cao hơn sử dụng hơn 4 kênh tiếp thị. Các podcast có thu nhập cao hơn có khả năng sử dụng 4 kênh tiếp thị trở lên cao gấp 2,8 lần.
- Gấp 6 lần là con số các podcaster có thu nhập thấp hơn chỉ sử dụng 1 kênh tiếp thị, ‘36% trong số họ chỉ sử dụng 1 kênh tiếp thị.
- Tầm quan trọng của lưu lượng truy cập không phải trả tiền trên mạng xã hội ngày càng tăng đối với những người thu nhập thấp hơn so với những người làm podcast có thu nhập cao.
Về sự thách thức và cạnh tranh:
Dành thời gian và duy trì tính kỷ luật hoặc tạo động lực là thách thức chung đối với hơn 30% tất cả podcaster.
3 thách thức hàng đầu đối với những podcast có thu nhập thấp là:
– Thu hút người nghe và tăng lượng khán giả của họ (82%)
– Tìm chiến lược tiếp thị phù hợp (49%)
– Kiếm tiền hiệu quả (44%)
- 53% podcaster có thu nhập cao hơn gấp đôi (16% so với 8%) coi sự cạnh tranh gia tăng là một thách thức lớn trong việc làm podcast.
- 59% podcaster có thu nhập thấp nhận thấy việc thính giả mong muốn nghe nội dung chất lượng cao hơn. 21% trong số họ phải vật lộn với ý tưởng về tập, 28% gặp khó khăn khi nghĩ ra ý tưởng cho tập.
- Khó khăn trong việc kiếm tiền: 22% podcaster thu nhập cao gặp khó khăn hơn trong việc kiếm tiền, 32% podcast thu nhập thấp hơn gặp phải vấn đề tương tự.
Về động lực làm podcast:
Điểm chung giữa những người làm podcast đó là họ đều có động lực cao nhờ sự kết hợp giữa đam mê cá nhân (quan tâm đến chủ đề, các vấn đề liên quan podcast nói chung) và các yếu tố xã hội (tạo ảnh hưởng, giúp đỡ người khác, kết nối với khán giả).
Các podcaster có thu nhập cao hơn 53% có động lực mạnh mẽ để xây dựng thương hiệu cá nhân thông qua podcast của họ. 35% trong số họ được thúc đẩy bằng cách kiếm tiền, trong khi chỉ có 17% podcaster có thu nhập thấp hơn chỉ ra động lực này.
So với podcaster có thu nhập thấp hơn, các podcaster kiếm được hơn 50,000 đô la mỗi năm là:
– Khả năng kiếm tiền cao gấp 2,1 lần.
– Khả năng được thúc đẩy để xây dựng thương hiệu cá nhân cao gấp 1,5 lần.
Về số kênh kiếm tiền trung bình từ các podcaster:
Số lượng kênh kiếm tiền được sử dụng tương quan với thành công tài chính của một kênh podcast. Theo đó:
– Các podcaster có thu nhập cao hơn sử dụng trung bình 2,5 kênh kiếm tiền. Con số này cao hơn 147% so với các podcaster có thu nhập thấp hơn.
– 48% podcaster có thu nhập cao hơn sử dụng nhiều hơn 2 kênh kiếm tiền. Các podcaster có thu nhập cao hơn có khả năng sử dụng 3 kênh kiếm tiền cao hơn 1.9 lần và khả năng sử dụng 4 kênh kiếm tiền trở lên cao gấp 1.6 lần.
– Các podcaster có thu nhập thấp hơn có khả năng chỉ sử dụng 1 kênh kiếm tiền cao gấp 2.5 lần. 45% trong số họ chỉ sử dụng 1 kênh kiếm tiền.
Kết luận:
Sự kết hợp đa dạng của các kênh kiếm tiền được sử dụng bởi hầu hết các podcaster thành công cho thấy đây là cơ hội kiếm tiền rộng lớn và tiềm ẩn nhiều khả năng chưa được khai thác từ nền tảng này.
Kênh kiếm tiền nào đang mang đến nhiều doanh thu nhất cho kênh podcast?
55% podcaster có thu nhập cao hơn cho rằng nguồn thu chính đến từ việc đọc các đoạn quảng cáo đến từ chính người dẫn chương trình (host – read ads).
30% podcaster có thu nhập thấp cho rằng nguồn thu chính đến từ Pateron hoặc Donate trực tiếp. Theo đó, donate cũng được 14% podcaster cho rằng đem lại thu nhập cao hơn.
So với podcaster có thu nhập thấp hơn, các podcaster kiếm được hơn 50,000 đô la mỗi năm là:
– Khả năng có tài trợ cao gấp 2.8 lần so với kênh kiếm tiền chính,
– Khả năng bán dịch vụ của riêng họ làm kênh kiếm tiền chính cao gấp 1.6 lần.
Chỉ 2% podcaster có thu nhập cao hơn sử dụng quảng cáo tự động chèn làm kênh kiếm tiền chính của họ. Quảng cáo được chèn tự động có khả năng trở thành kênh kiếm tiền chính cho các podcaster có thu nhập thấp hơn 6.5 lần.
Nguồn tham khảo:
* Improvepodcast – Data from Study of 1,076 Podcasters
Số liệu được thống kê từ hơn 1076 Podcaster được chia thành hai nhóm: Những người làm podcast kiếm được ít nhất 50.000 đô la mỗi năm từ chương trình của họ so với những người làm podcast có thu nhập thấp hơn chưa vượt qua ngưỡng đó.
———————–
FOLLOW US:
First Channel: https://linktr.ee/bacham
Second Channel: https://bit.ly/anchorrlampodcastcungbacham
Bản quyền nội dung bài viết thuộc về Love Books Love Life. Yêu cầu không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của tác giả.
Hãy tôn trọng tác giả bằng cách khi Re-post chú thích ghi nguồn đầy đủ!”
“Love Books Love Life – Lắng nghe để sẻ chia”