Đọc – [Experience]
Người ta vẫn nói rằng muốn hình thành một thói quen, ta cần thực hiện liên tục trong 21 ngày. Nhưng để bắt đầu từ con số 0, ngày đầu tiên luôn là thời điểm ta phải vượt qua sức ì của bản thân, vượt qua những suy nghĩ tiêu cực cản trở ta thay đổi. Đối với việc đọc sách, nếu bạn chưa từng đọc một trang sách nào một cách tự nguyện trước đó, ngày đầu tiên ngồi vào bàn đọc sách sẽ là một trải nghiệm không mấy thoải mái, trừ khi bạn có sự chuẩn bị kỹ càng. Vậy cần chuẩn bị những gì cho thói quen mới này?
1. Chọn bạn mà chơi, chọn sách mà đọc
Để ngồi yên một chỗ đọc sách khoảng 30 phút đến 1 tiếng, điều đó đòi hỏi bạn phải cực kỳ yêu thích nội dung mà cuốn sách mang lại. Chỉ khi bạn muốn tìm hiểu cuốn sách chứa đựng điều gì, bạn mới có thể “bám rễ” trên ghế đọc sách.
Muốn biết cuốn sách có phù hợp với bản thân hay không, bạn cần đọc thử một vài trang trước khi mua hay mượn sách. Ngoài ra, bạn có thể chọn sách theo sở thích, lĩnh vực bạn quan tâm. Nếu yêu thích bóng đá, bạn có thể chọn đọc những cuốn tự truyện của các cầu thủ, huấn luyện viên. Nếu yêu thích kinh doanh, những cuốn sách viết về các tập đoàn, các thương hiệu, các doanh nhân có thể phù hợp với bạn… Ngoài ra, bìa sách cũng có thể giúp tăng sự hứng thú của bản thân vì hầu hết mọi người đều có ấn tượng với những thứ bắt mắt.
Muốn biết cuốn sách có phù hợp với bản thân hay không, bạn cần đọc thử một vài trang trước khi mua hay mượn sách. Ngoài ra, bạn có thể chọn sách theo sở thích, lĩnh vực bạn quan tâm. Nếu yêu thích bóng đá, bạn có thể chọn đọc những cuốn tự truyện của các cầu thủ, huấn luyện viên. Nếu yêu thích kinh doanh, những cuốn sách viết về các tập đoàn, các thương hiệu, các doanh nhân có thể phù hợp với bạn… Ngoài ra, bìa sách cũng có thể giúp tăng sự hứng thú của bản thân vì hầu hết mọi người đều có ấn tượng với những thứ bắt mắt.
2. Đặt mục tiêu/giới hạn cho bản thân
Nếu chưa từng đọc sách trước đây và bạn luôn nghĩ rằng việc đọc sách rất nhàm chán, hãy đặt một giới hạn phù hợp với “khả năng chịu đựng” của bản thân. Có hai cách để giới hạn bản thân, hoặc giới hạn về thời gian, hoặc giới hạn về dung lượng sách sẽ đọc. Ví dụ, mỗi ngày đọc 15 trang sách, dành 20 phút để đọc sách,… Dần dần nâng cao giới hạn của bản thân và bạn sẽ hình thành thói quen mới tự lúc nào không hay.
Tương tự, nếu bạn vẫn luôn muốn đọc sách và muốn nó trở thành một thói quen, hãy coi nó là một đích đến để bạn chinh phục. Mỗi ngày đọc 50 trang sách hoặc dành 1 giờ đồng hồ đọc sách,… Nó sẽ giúp bạn có thêm động lực để nghiền ngẫm cuốn sách của mình.
Và, tất nhiên rồi, dù trong trường hợp nào bạn cũng cần thực hiện nghiêm túc công việc của mình. Dù là 10 trang hay 100 trang, bạn đều phải đọc một cách thực sự, không đọc kiểu cho xong, cho có. Vì không ai bắt bạn phải “lấy thành tích”, chỉ có bản thân bạn với sự tự giác của mình mà thôi!
Tương tự, nếu bạn vẫn luôn muốn đọc sách và muốn nó trở thành một thói quen, hãy coi nó là một đích đến để bạn chinh phục. Mỗi ngày đọc 50 trang sách hoặc dành 1 giờ đồng hồ đọc sách,… Nó sẽ giúp bạn có thêm động lực để nghiền ngẫm cuốn sách của mình.
Và, tất nhiên rồi, dù trong trường hợp nào bạn cũng cần thực hiện nghiêm túc công việc của mình. Dù là 10 trang hay 100 trang, bạn đều phải đọc một cách thực sự, không đọc kiểu cho xong, cho có. Vì không ai bắt bạn phải “lấy thành tích”, chỉ có bản thân bạn với sự tự giác của mình mà thôi!
3. Xác định không gian, thời gian đọc phù hợp với bản thân
Để việc đọc trở nên hiệu quả, không gian đọc cần phù hợp với nhu cầu của bản thân. Đối với một số người, họ sẽ cần không gian yên tĩnh, không có tạp âm. Một số người khác lại muốn một không gian thoải mái, gần gũi, thân thuộc. Bản thân mình thì chỉ cần một vị trí hợp lý là được, đủ đem lại sự riêng tư và thuận tiện cho việc đọc. Thực sự mình không thích thú cho lắm nếu thấy một người đọc sách giữa sân bóng đá hay rạp chiếu phim đâu, vì mỗi địa điểm phục vụ cho một/một số hoạt động khác nhau, cố tạo nên sự khác biệt chưa chắc đã là điều tốt trong nhiều trường hợp.
Thời gian cũng là một điều cần chú ý. Sáng, chiều, tối đều được nhưng cần phù hợp với các hoạt động khác trong ngày. Nhiều người hay có xu hướng đọc sách về đêm vì thời điểm này rất yên tĩnh, có thể tập trung tốt, nhưng đây lại lúc não bộ hoạt động không hiệu quả. Nếu đọc tiểu thuyết văn học thì bạn có thể vẫn có khả năng tập trung, nhưng nếu là những cuốn sách mang tính chuyên môn, chứa đựng nhiều kiến thức thì việc dung nạp chúng lúc 3 giờ sáng hoàn toàn không ổn, trừ khi bạn đã quen với việc học khuya. Có khá nhiều lời khuyên rằng đọc sách vào buổi sáng là thích hợp nhất, vì khi đó não của chúng ta có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Ngoài ra, đọc sách trước khi đi ngủ cũng là một thói quen khá phổ biến, việc làm này giúp chúng ta ngủ dễ và sâu hơn, nhưng đọc trước khi ngủ chứ không phải thức trắng đêm đọc hết một cuốn tiểu thuyết nhé!
Thời gian cũng là một điều cần chú ý. Sáng, chiều, tối đều được nhưng cần phù hợp với các hoạt động khác trong ngày. Nhiều người hay có xu hướng đọc sách về đêm vì thời điểm này rất yên tĩnh, có thể tập trung tốt, nhưng đây lại lúc não bộ hoạt động không hiệu quả. Nếu đọc tiểu thuyết văn học thì bạn có thể vẫn có khả năng tập trung, nhưng nếu là những cuốn sách mang tính chuyên môn, chứa đựng nhiều kiến thức thì việc dung nạp chúng lúc 3 giờ sáng hoàn toàn không ổn, trừ khi bạn đã quen với việc học khuya. Có khá nhiều lời khuyên rằng đọc sách vào buổi sáng là thích hợp nhất, vì khi đó não của chúng ta có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Ngoài ra, đọc sách trước khi đi ngủ cũng là một thói quen khá phổ biến, việc làm này giúp chúng ta ngủ dễ và sâu hơn, nhưng đọc trước khi ngủ chứ không phải thức trắng đêm đọc hết một cuốn tiểu thuyết nhé!
4. Tập trung, tập trung và tập trung
Công việc gì cũng cần sự tập trung. Khi đọc sách, mình thường mở nhạc không lời, vì mình thấy nó tạo sự tập trung rất tốt. Những từ khóa “focus music”, “study music”,… trên Youtube sẽ cho ra vô vàn các video nhạc như vậy, việc của bạn là chọn thứ mình thích. Tránh hoàn toàn nhạc có lời vì chúng khiến bạn bị phân tâm. Mình từng thử một số bài indie, nhưng vô tác dụng vì mình luôn muốn nghe rõ lời bài hát, kết quả là không thể tập trung vào việc gì. Mỗi người sẽ có cách khác nhau để tạo cảm giác tập trung cho riêng mình, có rất nhiều bài viết về chủ đề này nên hãy tự tìm cho mình một phương pháp hữu hiệu nhất nhé!
Writers: Danoh.
Editor: Hoang Vy.
Bản quyền nội dung bài viết thuộc về Love Books Love Life. Yêu cầu không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của tác giả.
Hãy tôn trọng tác giả bằng cách khi Re-post chú thích ghi nguồn đầy đủ!”
Writers: Danoh.
Editor: Hoang Vy.
Bản quyền nội dung bài viết thuộc về Love Books Love Life. Yêu cầu không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của tác giả.
Hãy tôn trọng tác giả bằng cách khi Re-post chú thích ghi nguồn đầy đủ!”
“Love Books Love Life – Lắng nghe để sẻ chia”
1 Comment