Contact Information

Hanoi

We Are Available 24/ 7. Call Now

 

Viết – [Tips Top]

Elmore Leonard là tiểu thuyết gia nổi tiếng người Mỹ, cuộc đời ông gắn liền với các tác phẩm kinh điển như Raylan, Fire in the Hole. Danh sách dưới đây là 10 quy tắc rút gọn được ông đúc kết từ sự nghiệp viết lách. Nội dung của những quy tắc này là sự pha trộn đặc trưng của sự hài hước, khiêm tốn và những tiêu chuẩn không khoan nhượng của Elmore Leonard.

Mặc dù mọi quy tắc viết ra đều là để phá vỡ, và bản thân Leonard cũng thường xuyên phá vỡ các quy tắc của chính mình. Nhưng 10 quy tắc sắp được Love Books Love Life liệt kê dưới đây vẫn là những thông tin quan trọng đối với bất cứ ai bước vào nghề viết.

Bắt đầu nào!

1. Đừng bắt đầu bằng việc mô tả thời tiết
Nếu mục đích của bạn khi mô tả hiện tượng thời tiết chỉ để tạo ra bầu không khí mà không có sự tương tác của nhân vật, tôi nghĩ bạn không nên làm điều đó nữa. Bởi người đọc thường tìm kiếm sự xuất hiện của con người và chính họ sẽ là những nhân vật dẫn dắt câu truyện của bạn tới tâm trí độc giả.

2. Tránh những lời mở đầu
Tất cả các phần mở lời nói đầu, phần giới thiệu, rồi lời mở đầu…đều khiến người đọc mất kiên nhẫn. Họ muốn đi trực tiếp vào câu chuyện. Thế nhưng, những phần này lại khá thông dụng cho những cuốn sách phi hư cấu. Còn đối với tiểu thuyết, lời mở đầu thường sẽ là cốt truyện, mà thật ra bạn có thể truyền tải thông tin này ở bất cứ đâu nếu muốn.

Lời mở đầu trong cuốn “Thứ năm ngọt ngào” của John Steinbeck, hoàn toàn ổn vì có một nhân vật trong cuốn sách đưa ra quan điểm về quy tắc này của Elmore Leonard:
“Tôi thích những cuộc trò chuyện trong cuốn sách nhưng tôi không thích việc chẳng ai nói với tôi rằng những nhân vật đang đối thoại kia trông như thế nào. Tôi muốn tìm hiểu xem anh ấy trông như thế nào từ cách anh ấy nói, xem anh chàng này nghĩ gì từ những điều anh ta nói ra. Tôi thích có một số đoạn mô tả mở đầu nhưng không quá nhiều”.

3. Không bao giờ dùng động từ nào ngoài từ “nói” để dẫn dắt một cuộc hội thoại
Cuộc hội thoại đó thuộc về nhân vật, vì vậy người viết không nên sử dụng quá nhiều động từ thể hiện cảm xúc hoặc thái độ của người viết như “vội vàng nói”, “lẩm bẩm nói”. Có lần Elmore Leonard nhận thấy Mary McCarthy kết thúc một đoạn đối thoại “cô ấy đã xác định” (she asseverated), và tôi đã phải dừng đọc để tra từ điển từ này.

4. Không bao giờ sử dụng trạng từ để sửa đổi động từ “nói”…
“…anh ấy khuyên nhủ một cách nghiêm trang”. Sử dụng trạng từ theo cách này (hoặc bất kỳ cách nào khác) là một trọng tội. Lý do là những từ này sẽ gây mất tập trung và có thể làm gián đoạn nhịp điệu của cuộc trao đổi.

5. Sử dụng dấu chấm than một cách vừa phải
Bạn không nên sử dụng không quá hai hoặc ba dấu chấm than trên 100.000 từ văn xuôi. Tuy nhiên, nếu bạn có sở trường chơi đùa với những câu cảm thán theo cách làm của Tom Wolfe, bạn có thể sử dụng chúng vào một cách khéo léo.

6. Hạn chế dùng những từ như “đột nhiên”, “bỗng nhiên”…
Quy tắc này không cần một lời giải thích nào cả. Hãy để bản chất hành động bộc lộ tính chất của sự vật, sự việc. Tôi đã nhận thấy rằng, các nhà văn sử dụng những từ ngữ này cũng có xu hướng lạm dụng các dấu chấm than.

7. Sử dụng phương ngữ địa phương một cách có kiểm soát
Đúng là trong rất nhiều trường hợp, chỉ có những từ địa phương mới truyền tải đúng ý nghĩa của câu chuyện. Thế nhưng, phần lớn công chúng không biết đến từ này. Độc giả cũng sẽ nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi khi phải thường xuyên tra nghĩa của những từ này. Vì vậy, nếu bạn đã sử dụng nó ngay từ đầu câu chuyện, hãy kiểm soát tần suất sử dụng từ ngữ này ở những phần tiếp theo.

8. Tránh mô tả chi tiết các nhân vật
Trong truyện ngắn “Hills Like White Elephants” của nhà văn Ernest Hemingway, hẳn bạn đọc sẽ hỏi “Anh người Mỹ và cô gái đi cùng anh ta trông như thế nào?” – “Cô ấy bỏ mũ và đặt nó lên bàn”. Đây là thông tin mô tả duy nhất trong câu chuyện, nhưng chúng ta vẫn hiểu gặp đôi này qua giọng điệu của họ, chứ không phải qua bất cứ tính từ hay trạng từ miêu tả nào.

9. Đừng đi sâu vào mô tả chi tiết địa điểm và sự vật
Trừ khi bạn là Margaret Wood, người có thể vẽ cảnh bằng ngôn ngữ hoặc viết về phong cảnh theo phong cách của Jim Harrison. Nhưng ngay cả khi bạn giỏi việc này, việc mô tả chi tiết về địa điểm hay sự vật cũng không đem lại dòng chảy cho câu chuyện, còn bạn sẽ dễ bị cuốn vào vòng xoáy của sự giải thích và rồi bế tắc.

10. Hãy cắt bỏ những phần mà độc giả có xu hướng bỏ qua
Đây có lẽ là quy tắc quan trọng nhất trong cả danh sách của Elmore Leonard. Hãy nghĩ về chính bạn khi đọc một câu chuyện, bạn sẽ bỏ qua những gì, thường đó sẽ là đoạn văn dài với rất nhiều chữ nghĩa. Thế nhưng, tôi đoán rằng bạn cũng như người đọc sẽ không bỏ qua các cuộc hội thoại.

? Source: Brainpickings.
? Translator: Trang Dinh.
 Editor: Nam LB.

 Bản quyền nội dung bài viết thuộc về Love Books Love Life. Yêu cầu không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của tác giả.
 Hãy tôn trọng tác giả bằng cách khi Re-post chú thích ghi nguồn đầy đủ!

“Love Books Love Life – Lắng nghe để sẻ chia”
Share:

Nguyễn Nam

administrator

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *